Ban thường vụ cấp ủy cấp huyện có nhiệm vụ, quyền hạn là gì?

Nhiệm vụ, quyền hạn của ban thường vụ cấp ủy cấp huyện là gì? Quan hệ công tác của cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện với cấp ủy cấp tỉnh như thế nào? Quan hệ công tác của cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện với các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp ủy cấp tỉnh ra sao? Mong nhận được sự hỗ trợ!

Nhiệm vụ, quyền hạn của ban thường vụ cấp ủy cấp huyện là gì?

Căn cứ Điều 5 Quy định 202-QĐ/TW năm 2019 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của ban thường vụ cấp ủy cấp huyện như sau:

1. Quyết định chương trình, kế hoạch công tác của ban thường vụ. Quyết định triệu tập hội nghị cấp ủy; chỉ đạo chuẩn bị nội dung, chương trình, báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết, kết luận trình cấp ủy về những vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp ủy quy định tại Điều 4 Quy định này. Chủ động đề xuất những vấn đề lớn, quan trọng của địa phương để cấp ủy xem xét, quyết định.
2. Lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát việc triển khai, tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ cấp mình; nghị quyết, chỉ thị, quy định của cấp ủy cấp mình và cấp trên. Tổ chức thực hiện thí điểm mô hình mới về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên và định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện.
3. Lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa, tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và công tác tổ chức, cán bộ:
a) Quyết định tổ chức thực hiện nhiệm vụ, giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chính trị, tư tưởng. Chỉ đạo công tác học tập lý luận chính trị, tổng kết thực tiễn; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc, bịa đặt.
b) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các cấp.
c) Căn cứ quy định, hướng dẫn của cấp trên, lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc xây dựng quy chế làm việc, cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác phù hợp với tình hình thực tế địa phương; ban hành quy định cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của cấp ủy. Thực hiện chủ trương, giải pháp xây dựng, quản lý, sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế và chính sách cán bộ của hệ thống chính trị thuộc thẩm quyền. Cho ý kiến về đề nghị thành lập, giải thể các hội quần chúng, hội nghề nghiệp tại địa phương theo chủ trương của Đảng và quy định của pháp luật.
d) Cho ý kiến nội dung văn kiện, phê duyệt phương án nhân sự và chỉ đạo việc tổ chức đại hội các tổ chức đảng trực thuộc.
đ) Quyết định công tác cán bộ theo thẩm quyền được phân cấp quản lý, bảo đảm đúng quy định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
e) Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy định. Gợi ý kiểm điểm và chỉ đạo việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị thuộc diện quản lý.
g) Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức đảng và đảng viên; chất lượng sinh hoạt đảng, tự phê bình và phê bình; quyết định việc kết nạp, kết nạp lại, công nhận đảng viên chính thức, xóa tên đảng viên và rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng theo quy định.
h) Chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ; quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền thẩm tra, xác minh, kết luận cán bộ, đảng viên thuộc diện cấp ủy cơ sở và cấp ủy cấp huyện quản lý có vấn đề cần xem xét về chính trị theo Quy định số 126-QĐ/TW, ngày 28/02/2018 của Bộ Chính trị về một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng.
i) Lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng, đảng viên theo Điều lệ Đảng và các quy định của Trung ương.
k) Đề nghị hoặc cho ý kiến việc xét tặng các danh hiệu thi đua, vinh dự nhà nước theo quy định; quyết định khen thưởng, kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên theo thẩm quyền.
l) Lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận; chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng, phát triển tổ chức, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Lãnh đạo, chỉ đạo việc chuẩn bị và tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện; cho ý kiến nội dung văn kiện, phương án nhân sự và giới thiệu nhân sự các chức danh thuộc diện ban thường vụ quản lý để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện bầu theo quy định.
4. Cho ý kiến về nội dung các kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp huyện. Lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền địa phương thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Lãnh đạo cụ thể hóa và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về kinh tế, xã hội. Định hướng hoặc quyết định các giải pháp để thực hiện những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội; các chương trình, dự án quan trọng theo phân cấp và cơ chế, chính sách có ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
5. Lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân vững chắc; xây dựng khu vực phòng thủ; công tác phòng, chống tội phạm; giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề phức tạp trên địa bàn, nhất là các tình huống đột xuất liên quan đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, dân tộc, tôn giáo...
6. Lãnh đạo công tác nội chính, tư pháp, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và việc xử lý các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp theo quy định và theo thẩm quyền.
7. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của đảng bộ theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
8. Tham gia ý kiến với cấp trên trong việc xây dựng, ban hành chủ trương, chính sách, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận, quy chế của Đảng, nhất là những vấn đề liên quan đến địa phương.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.
10. Căn cứ điều kiện cụ thể, có thể ủy quyền cho thường trực cấp ủy thực hiện một số công việc thuộc thẩm quyền của ban thường vụ, đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện:
a) Về tổ chức, cán bộ
- Quyết định thẩm tra, xác minh cán bộ, đảng viên thuộc diện cấp ủy cơ sở, cấp ủy cấp huyện quản lý khi có vấn đề cần xem xét về chính trị và một số vấn đề khác (tuổi, bằng cấp, học hàm, học vị, tài sản, thu nhập...) theo quy định để báo cáo ban thường vụ xem xét, kết luận theo thẩm quyền.
- Chuẩn y kết quả bầu cử cấp ủy, ủy ban kiểm tra và các chức danh lãnh đạo của cấp ủy trực thuộc.
- Tham gia ý kiến việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng... đối với cán bộ là cấp phó một số cơ quan thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của ngành dọc công tác và sinh hoạt đảng tại địa phương theo quy định (trừ quân sự, công an, viện kiểm sát, tòa án).
- Chỉ đạo chuẩn bị và tổ chức thực hiện việc chất vấn, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
- Chỉ đạo công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ thuộc diện ban thường vụ quản lý theo quy định.
b) Về công tác nội chính, quốc phòng, an ninh, đối ngoại
- Cho ý kiến về chương trình công tác hằng năm và đánh giá công tác năm của các cơ quan nội chính; chủ trương xử lý các vấn đề đột xuất liên quan đến an ninh trật tự trên địa bàn, nhất là an ninh chính trị, tôn giáo, dân tộc và an ninh biên giới. Phối hợp với cấp ủy, chỉ huy các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh tại địa phương.
- Chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến ban thường vụ cấp ủy cấp huyện. Cho chủ trương xử lý một số vụ án theo quy định; đối với những vấn đề khó, phức tạp, vượt quá thẩm quyền thì báo cáo xin ý kiến ban thường vụ.
- Chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch và hoạt động đối ngoại ở địa phương theo quy định.
c) Về kinh tế - xã hội
- Cho ý kiến việc sử dụng nguồn ngân sách dự phòng và các nguồn hỗ trợ khác để phục vụ nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, cứu trợ khẩn cấp theo quy chế làm việc và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
- Chỉ đạo, điều hành công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của đảng bộ theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước.

Vậy, ban thường vụ cấp ủy cấp huyện có quyền quyết định chương trình, kế hoạch công tác của ban thường vụ. Quyết định triệu tập hội nghị cấp ủy; lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát việc triển khai, tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ cấp mình; thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao...

ban thường vụ cấp ủy cấp huyện

Nhiệm vụ, quyền hạn của ban thường vụ cấp ủy cấp huyện là gì? (Hình từ Internet)

Quan hệ công tác của cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện với cấp ủy cấp tỉnh như thế nào?

Theo Điều 7 Quy định 202-QĐ/TW năm 2019 quy định về quan hệ công tác của cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện với cấp ủy cấp tỉnh như sau:

1. Chấp hành nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của cấp ủy, mà trực tiếp và thường xuyên là ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp tỉnh.
2. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định. Kịp thời phản ánh, xin ý kiến những vấn đề bức xúc, nhạy cảm, phức tạp, đột xuất phát sinh, nhất là những vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, đối ngoại, dân tộc, tôn giáo.

Cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện với cấp ủy cấp tỉnh thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định. Kịp thời phản ánh, xin ý kiến những vấn đề bức xúc, nhạy cảm, phức tạp, đột xuất phát sinh, nhất là những vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, đối ngoại, dân tộc, tôn giáo.

Chấp hành nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của cấp ủy, mà trực tiếp và thường xuyên là ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp tỉnh.

Quan hệ công tác của cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện với các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp ủy cấp tỉnh ra sao?

Theo Điều 8 Quy định 202-QĐ/TW năm 2019 quy định về quan hệ công tác của cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện với các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp ủy cấp tỉnh như sau:

1. Căn cứ quy định hiện hành và yêu cầu công tác, phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp ủy cấp tỉnh trong thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến địa phương mình.
2. Chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc cấp ủy cấp tỉnh.

Cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện với các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp ủy cấp tỉnh phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp ủy cấp tỉnh trong thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến địa phương mình.

Trân trọng!

Ban thường vụ Hội
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Ban thường vụ Hội
Hỏi đáp pháp luật
Ban thường vụ cấp ủy cấp huyện có nhiệm vụ, quyền hạn là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ban thường vụ Hội
Tạ Thị Thanh Thảo
5,532 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Ban thường vụ Hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào