Con đang trong trường giáo dưỡng thì có được thăm gặp vào ban đêm không?

Có được thăm gặp con đang trong trường giáo dưỡng vào ban đêm không? Bố mẹ nuôi có thể thăm gặp con trong trường giáo dưỡng được không? Thủ tục thăm gặp học sinh trong trường giáo dưỡng cần xuất trình giấy tờ gì? Xin chào ban biên tập, con tôi do lỡ dại nên bị đưa vào trường giáo dưỡng để giáo dục lại, tôi muốn đi thăm cháu mà từ chiều tối tôi mới đi được, vậy có được thăm gặp vào ban đêm không? Lần này đi cũng có bố mẹ nuôi của cháu (bạn thân của tôi nhận cháu làm con nuôi) thì bố mẹ nuôi có được thăm gặp không?

Có được thăm gặp con đang trong trường giáo dưỡng vào ban đêm không?

Căn cứ khoản 1 Điều 24 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định chế độ thăm gặp thân nhân, liên lạc, nhận tiền, quà của học sinh, theo đó:

1. Chế độ thăm gặp thân nhân
a) Học sinh được thăm gặp thân nhân tại nhà thăm gặp của trường giáo dưỡng, thời gian mỗi lần không quá 03 giờ theo thời gian làm việc của nhà trường, trường hợp ngoài giờ do Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định.
Thời gian thăm gặp vào tất cả các ngày trong tuần, ngày nghỉ, ngày lễ, Tết. Trường hợp học sinh chấp hành tốt nội quy trường giáo dưỡng, tích cực rèn luyện, học tập, học nghề và lao động hoặc để phục vụ công tác giáo dục thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định cho kéo dài thời gian thăm gặp nhưng không quá 48 giờ;
b) Trường giáo dưỡng cấp Sổ thăm gặp theo mẫu thống nhất có danh sách của thân nhân học sinh. Hiệu trưởng trường giáo dưỡng ký tên, đóng dấu vào Sổ thăm gặp. Sổ thăm gặp phải được xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.
Thân nhân đến thăm gặp phải là người có tên trong Sổ thăm gặp và xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu. Trường hợp thân nhân đến thăm gặp học sinh không có các giấy tờ nêu trên thì phải có đơn đề nghị có dán ảnh đóng dấu giáp lai được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập xác nhận.
Thân nhân đến thăm gặp học sinh phải chấp hành đúng quy định của pháp luật, nội quy nhà thăm gặp và theo sự hướng dẫn của cán bộ trưởng giáo dưỡng;
c) Khi thăm gặp phải sử dụng Tiếng Việt, trường hợp là người dân tộc thiểu số phải có cán bộ biết tiếng dân tộc đó hoặc người không biết Tiếng Việt phải thông qua người phiên dịch để giám sát.

Học sinh được thăm gặp thân nhân tại nhà thăm gặp của trường giáo dưỡng, thời gian mỗi lần không quá 03 giờ theo thời gian làm việc của nhà trường, trường hợp ngoài giờ do Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định. Thời gian thăm gặp vào tất cả các ngày trong tuần, ngày nghỉ, ngày lễ, Tết. Trường hợp học sinh chấp hành tốt nội quy trường giáo dưỡng, tích cực rèn luyện, học tập, học nghề và lao động hoặc để phục vụ công tác giáo dục thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định cho kéo dài thời gian thăm gặp nhưng không quá 48 giờ;

Con đang trong trường giáo dưỡng thì có được thăm gặp vào ban đêm không?

Con đang trong trường giáo dưỡng thì có được thăm gặp vào ban đêm không? (Hình từ Internet)

Bố mẹ nuôi có thể thăm gặp con trong trường giáo dưỡng được không?

Theo Điều 3 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định giải thích từ ngữ, như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Học sinh là người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
2. Trại viên là người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
3. Người bị ốm nặng là người đang ở trong tình trạng bị bệnh nặng đến mức không còn khả năng lao động và sinh hoạt bình thường hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và phải điều trị trong một thời gian nhất định theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên mới có thể bình phục trở lại.
4. Người mắc bệnh hiểm nghèo là người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư giai đoạn cuối, bại liệt, phong hủi, lao đã kháng thuốc, xơ gan cổ trướng, suy tim độ III trở lên, suy thận độ IV trở lên, nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn AIDS hoặc bệnh khác có văn bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên xác nhận là bệnh hiểm nghèo theo quy định của Bộ Y tế.
5. Khó khăn đặc biệt là người phải chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc là người lao động duy nhất để bảo đảm cuộc sống gia đình; gia đình bị thiên tai, hỏa hoạn hoặc có thân nhân bị ốm nặng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo mà ngoài người đó ra không còn ai chăm sóc, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn.
6. Có tiến bộ rõ rệt là trường hợp học sinh, trại viên thành thật hối lỗi, tích cực lao động, học tập, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
7. Lập công là trường hợp học sinh, trại viên phát hiện, cung cấp nguồn tin giúp trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc ngăn chặn, phòng, chống âm mưu, hành động gây mất trật tự, an ninh, an toàn, chống phá trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc; giúp cơ quan điều tra phát hiện tội phạm; dũng cảm cứu người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng hoặc cứu tài sản có giá trị 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) trở lên; có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có giá trị trong lao động được cấp có thẩm quyền xác nhận.
8. Thân nhân học sinh, trại viên gồm: vợ hoặc chồng; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; ông nội, bà nội của vợ hoặc chồng, ông ngoại, bà ngoại của vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ, bố dượng, mẹ kế, bố nuôi, mẹ nuôi hợp pháp; bố đẻ, mẹ đẻ, bố dượng, mẹ kế, bố nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột.

Theo khoản 2 Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010 thì cha mẹ nuôi được định nghĩa như sau:

Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.

Theo đó, bố, mẹ nuôi hợp pháp được thăm gặp con đang trong trường giáo dưỡng. Tức là phải có giấy xác nhận đây là bố, mẹ nuôi của cháu theo quy định pháp luật. Nếu là bố, mẹ nuôi tự nhận thì không thuộc trường hợp được thăm gặp học sinh trong trường giáo dưỡng theo quy định trên.

Thủ tục thăm gặp học sinh trong trường giáo dưỡng cần xuất trình giấy tờ gì?

Tại Điều 3 Thông tư 41/2022/TT-BCA quy định thủ tục thăm gặp học sinh, trại viên như sau:

3. Trình tự thăm gặp học sinh, trại viên
a) Cán bộ tiếp nhận, kiểm tra giấy tờ của người đến thăm gặp theo quy định;
b) Vào Sổ theo dõi thăm gặp báo cáo Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc duyệt, ký trước khi giải quyết cho thăm gặp;
c) Quản lý, giám sát học sinh, trại viên trong thời gian tổ chức thăm gặp và ký vào Sổ xuất nhập học sinh, trại viên; kiểm soát tiền, quà do thân nhân gửi cho học sinh, trại viên; kiểm soát đồ vật, tư trang khi trại viên thăm gặp tại phòng riêng, những đồ vật, tư trang không được mang vào phòng riêng yêu cầu kê khai, ký xác nhận và gửi ở tủ nhà thăm gặp;
d) Cập nhật thông tin vào Sổ theo dõi thăm gặp và gửi tiền lưu ký cho học sinh, trại viên (nếu có).

Như vậy, khi thăm gặp học sinh trong trường giáo dưỡng cần phải xuất trình các giấy tờ và thực hiện các thủ tục sau:

Cán bộ tiếp nhận, kiểm tra giấy tờ của người đến thăm gặp theo quy định; Vào Sổ theo dõi thăm gặp báo cáo Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc duyệt, ký trước khi giải quyết cho thăm gặp; Quản lý, giám sát học sinh, trại viên trong thời gian tổ chức thăm gặp và ký vào Sổ xuất nhập học sinh, trại viên; kiểm soát tiền, quà do thân nhân gửi cho học sinh, trại viên; kiểm soát đồ vật, tư trang khi trại viên thăm gặp tại phòng riêng, những đồ vật, tư trang không được mang vào phòng riêng yêu cầu kê khai, ký xác nhận và gửi ở tủ nhà thăm gặp; Cập nhật thông tin vào Sổ theo dõi thăm gặp và gửi tiền lưu ký cho học sinh, trại viên (nếu có).

Trân trọng!

Phan Hồng Công Minh

Trường giáo dưỡng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Trường giáo dưỡng
Hỏi đáp Pháp luật
Trại giáo dưỡng là gì? Khi nào trẻ bị đưa vào trại giáo dưỡng?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải ai cũng được phép thăm gặp học sinh trường giáo dưỡng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh trường giáo dưỡng bị áp dụng hình thức kỷ luật trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị kỷ luật học sinh trường giáo dưỡng có những thành phần gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị khen thưởng đối với học sinh trường giáo dưỡng có những thành phần gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn xếp loại thi đua đối với học sinh trường giáo dưỡng được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Con đang trong trường giáo dưỡng thì có được thăm gặp vào ban đêm không?
Hỏi đáp pháp luật
Học sinh khi đến chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng có được mang quần áo mới không?
Hỏi đáp pháp luật
Anh nuôi được phép thăm gặp em đang chấp hành trong trường giáo dưỡng không?
Hỏi đáp pháp luật
Giá trị của chứng chỉ trường giáo dưỡng cấp so với trường ngoài cấp có khác nhau không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trường giáo dưỡng
1005 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Trường giáo dưỡng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào