Nhiệm vụ chủ yếu về đổi mới phương thức quản lý nhà nước trong chiến lược công tác dân tộc được quy định ra sao?

Nhiệm vụ chủ yếu về đổi mới phương thức quản lý nhà nước trong chiến lược công tác dân tộc như thế nào? Nhiệm vụ chủ yếu về phát triển kinh tế trong chiến lược công tác dân tộc như thế nào? Nhiệm vụ chủ yếu về phát triển giáo dục - đào tạo trong chiến lược công tác dân tộc như thế nào? Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

Nhiệm vụ chủ yếu về đổi mới phương thức quản lý nhà nước trong chiến lược công tác dân tộc như thế nào?

Tại Tiết a Tiểu mục 2 Mục III Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ban hành kèm theo Nghị quyết 10/NQ-CP năm 2022 có quy định về nhiệm vụ chủ yếu về đổi mới phương thức quản lý nhà nước trong chiến lược công tác dân tộc như sau:

a) Đổi mới phương thức quản lý nhà nước về công tác dân tộc
Xác định và phân công rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan từ Trung ương đến địa phương trong thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc và các chính sách dân tộc; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực công tác dân tộc; đổi mới tổ chức của Ủy ban Dân tộc và cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc ở địa phương theo hướng tinh gọn, đồng bộ, thống nhất, linh hoạt, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nhiệm vụ chủ yếu về đổi mới phương thức quản lý nhà nước trong chiến lược công tác dân tộc là Đổi mới phương thức quản lý nhà nước về công tác dân tộc.

Xác định và phân công rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan từ Trung ương đến địa phương trong thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc và các chính sách dân tộc; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực công tác dân tộc.

Nhiệm vụ chủ yếu về đổi mới phương thức quản lý nhà nước trong chiến lược công tác dân tộc được quy định ra sao?

Nhiệm vụ chủ yếu về đổi mới phương thức quản lý nhà nước trong chiến lược công tác dân tộc được quy định ra sao? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ chủ yếu về phát triển kinh tế trong chiến lược công tác dân tộc như thế nào?

Tại Tiết b Tiểu mục 2 Mục III Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ban hành kèm theo Nghị quyết 10/NQ-CP năm 2022 có quy định về nhiệm vụ chủ yếu về phát triển kinh tế trong chiến lược công tác dân tộc như sau:

b) Về phát triển kinh tế
Tập trung mọi nguồn lực đầu tư phát triển mạnh kinh tế hàng hóa nhiều thành phần; chú trọng phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân, gắn sản xuất với chế biến, kết nối thị trường, tạo chuỗi giá trị, gia tăng giá trị nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế và phù hợp với đặc thù của các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Đối với nông nghiệp:
+ Phát triển nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị và khả năng cạnh tranh; tập trung hình thành các vùng chuyên canh tập trung với quy mô hợp lý, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và sử dụng lao động tại chỗ; chú trọng cơ cấu sản phẩm nông nghiệp theo 3 nhóm sản phẩm chủ lực (quốc gia, cấp tỉnh, đặc sản địa phương) gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); định hướng cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo lĩnh vực và vùng phù hợp với kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025.
+ Chú trọng phát triển lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân; hoàn thành giao đất gắn với giao rừng cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình theo quy hoạch được phê duyệt; giải quyết đất ở, đất sản xuất và có chính sách hỗ trợ phù hợp cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo người Kinh sinh sống tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; kiên quyết chấm dứt tình trạng phá rừng làm nương rẫy và hủy hoại đất rừng.
- Đối với công nghiệp - xây dựng:
+ Rà soát, quy hoạch hợp lý các ngành công nghiệp, lựa chọn một số ngành, lĩnh vực chủ yếu, có tiềm năng, thế mạnh để ưu tiên phát triển gắn liền với tăng cường công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn và địa bàn sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Hình thành các cụm liên kết ngành công nghiệp phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo hướng đẩy mạnh liên kết vùng; xây dựng phương án phát triển các Đoàn kinh tế - quốc phòng, Khu kinh tế - quốc phòng trên các địa bàn chiến lược, trọng điểm để phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh theo hướng lưỡng dụng, liên kết với công nghiệp dân sinh.
+ Bố trí nguồn lực nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó ưu tiên kiên cố hóa đường giao thông, công trình thủy lợi, chợ, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa; kết nối điện lưới quốc gia tới các hộ gia đình; hoàn thiện kết cấu hạ tầng viễn thông, thông tin, truyền thông phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt.
+ Quy hoạch hệ thống đô thị, khu dân cư mới và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án định canh, định cư, sắp xếp, ổn định dân cư tiến tới chấm dứt tình trạng di cư tự phát; nâng cao năng lực ngành xây dựng, bảo đảm đủ sức thiết kế, thi công các công trình phù hợp với đặc thù của các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Đối với thương mại, dịch vụ, du lịch:
+ Chú trọng phát triển kinh tế biên mậu với các nước có chung đường biên giới: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia; khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do mới ký kết để tăng cường xuất khẩu sang các nước châu Âu, châu Mỹ và các thị trường mới, song song với bảo vệ sản xuất, thương hiệu các sản phẩm Việt Nam và lợi ích của người tiêu dùng. Thúc đẩy lưu thông và tiêu thụ hàng hóa nội vùng, liên vùng thông qua hệ thống chợ đầu mối và các hội chợ xúc tiến thương mại. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong phát triển các kênh phân phối và thương mại điện tử; phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh mới, kinh tế chia sẻ phù hợp đặc thù vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
+ Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái; du lịch lịch sự - văn hóa, phát triển sản phẩm du lịch “xanh”, du lịch “trải nghiệm”, du lịch “nông nghiệp”, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương từng vùng.

Theo đó, nhiệm vụ chủ yếu về phát triển kinh tế trong chiến lược công tác dân tộc được quy định như trên.

Nhiệm vụ chủ yếu về phát triển giáo dục - đào tạo trong chiến lược công tác dân tộc như thế nào?

Tại Tiết c Tiểu mục 2 Mục III Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ban hành kèm theo Nghị quyết 10/NQ-CP năm 2022 có quy định về nhiệm vụ chủ yếu về phát triển giáo dục - đào tạo trong chiến lược công tác dân tộc như sau:

c) Về phát triển giáo dục - đào tạo
- Phát huy và nâng cao hiệu quả công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, trong đó đặc biệt ưu tiên xóa mù chữ cho phụ nữ, trẻ em gái ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đảm bảo tỉ lệ biết chữ cân bằng giữa nam và nữ; thực hiện hiệu quả chính sách cử tuyển đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số, gắn đào tạo với nhu cầu và khả năng bố trí việc làm tại địa phương.
- Rà soát, sắp xếp mạng lưới các cơ sở giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo lộ trình hợp lý, bảo đảm quyền lợi học tập của học sinh và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chú trọng củng cố và phát triển hợp lý số lượng, chất lượng, quy mô các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học phù hợp nhu cầu và điều kiện thực tế địa phương.
- Đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất nhằm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, phát triển tầm vóc đối với trẻ em, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Dạy song hành tiếng Việt và tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với nhu cầu, năng lực và năng khiếu của từng nhóm đối tượng.
- Tăng cường công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh và nhu cầu lao động tại địa phương; thực hiện cơ chế thu hút sự tham gia của cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp trong xây dựng chương trình, tài liệu và đánh giá kết quả giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông và các trung tâm giáo dục thường xuyên.
- Ưu tiên bố trí đủ số lượng, cơ cấu và bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục để đáp ứng yêu cầu về đổi mới giáo dục, đào tạo; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và thực hiện hiệu quả các chính sách giáo dục đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Trân trọng!

Công tác dân tộc
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công tác dân tộc
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn công việc vị trí Chuyên viên về công tác dân tộc?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn công việc vị trí Chuyên viên chính về công tác dân tộc?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn công việc vị trí Chuyên viên cao cấp về công tác dân tộc?
Hỏi đáp pháp luật
Mục tiêu đến năm 2030 về chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030 được quy định ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ chủ yếu về đổi mới phương thức quản lý nhà nước trong chiến lược công tác dân tộc được quy định ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ chủ yếu về y tế và dân số trong chiến lược công tác dân tộc được quy định ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Quan điểm về chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030 được quy định ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Quản lý nhà nước về công tác dân tộc
Hỏi đáp pháp luật
Chính sách quốc phòng, an ninh trong công tác dân tộc được quy định thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc gồm những cơ quan nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công tác dân tộc
Huỳnh Minh Hân
379 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Công tác dân tộc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào