Vi bằng bị sai lỗi chính tả có sửa được không?

Chào anh/chị. Tôi có lập vi bằng tuy nhiên trong vi bằng của tôi lại bị sai lỗi chính tả, vậy thì có được sửa lại không? Nhờ anh/chị tư vấn.

Có được sửa vi bằng bị sai lỗi chính tả hay không?

Tại Điều 41 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về sửa lỗi kỹ thuật vi bằng như sau:

1. Trong trường hợp có sai sót về kỹ thuật trong khi ghi chép, đánh máy, in ấn vi bằng mà việc sửa không làm ảnh hưởng đến tính xác thực của sự kiện, hành vi được lập vi bằng thì Thừa phát lại có trách nhiệm sửa lỗi đó. Việc sửa lỗi kỹ thuật vi bằng được thực hiện tại Văn phòng Thừa phát lại đã lập vi bằng đó.
2. Thừa phát lại thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật có trách nhiệm đối chiếu từng lỗi cần sửa, gạch chân chỗ cần sửa, sau đó ghi nội dung đã được sửa vào bên lề kèm theo chữ ký của mình và đóng dấu của Văn phòng Thừa phát lại.
3. Trong trường hợp vi bằng đã được gửi cho người yêu cầu và Sở Tư pháp thì Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng đã được sửa lỗi kỹ thuật cho người yêu cầu và Sở Tư pháp.

Như vậy, theo quy định như trên, trường hợp có sai sót về kỹ thuật trong vi bằng mà việc sửa không làm ảnh hưởng đến tính xác thực của sự kiện, hành vi được lập thì vi bằng của bạn sẽ được Thừa phát lại có trách nhiệm sửa lại vi bằng đó.

Vi bằng bị sai lỗi chính tả có sửa được không?

Vi bằng bị sai lỗi chính tả có sửa được không? (Hình từ Internet)

Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng là gì?

Tại Điều 40 Nghị định 08/2020/NĐ-CP có quy định về hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng như sau:

1. Vi bằng được lập bằng văn bản tiếng Việt, có nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
b) Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
c) Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng;
d) Họ, tên người tham gia khác (nếu có);
đ) Nội dung yêu cầu lập vi bằng; nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
e) Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
g) Chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa phát lại, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).
Vi bằng có từ 02 trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự; vi bằng có từ 02 tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ; số lượng bản chính của mỗi vi bằng do các bên tự thỏa thuận.
2. Kèm theo vi bằng có thể có các tài liệu chứng minh; trường hợp tài liệu chứng minh do Thừa phát lại lập thì phải phù hợp với thẩm quyền, phạm vi theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Nghị định này.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể về mẫu vi bằng.

Theo đó, vi bằng phải được lập dựa trên hình thức và các nội dung chủ yếu theo quy định như trên.

Thủ tục lập vi bằng như thế nào?

Tại Điều 39 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định thủ tục lập vi bằng như sau:

1. Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.
Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.
Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.
2. Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
3. Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.
Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

Theo đó, việc lập vi bằng sẽ được thực hiện theo quy định như trên.

Trân trọng!

Thừa phát lại
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thừa phát lại
Hỏi đáp Pháp luật
Thừa phát lại không hành nghề bao lâu thì bị miễn nhiệm thừa phát lại?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy đăng ký tham gia khóa đào tạo nghề thừa phát lại 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thừa phát lại có được quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế khi tổ chức thi hành án dân sự hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thừa phát lại là ai? Thừa phát lại có được kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đăng ký học Thừa phát lại ở đâu? Ai được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại?
Hỏi đáp Pháp luật
Quá bao nhiêu tuổi không được bổ nhiệm Thừa phát lại?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào không được bổ nhiệm Thừa phát lại?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được đồng thời hành nghề tại 02 Văn phòng Thừa phát lại không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải mọi cá nhân tốt nghiệp cử nhân luật đều có thể trở thành thừa phát lại ở Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Những quy tắc chung trong đạo đức nghề nghiệp thừa phát lại là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thừa phát lại
830 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thừa phát lại
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào