Người lao động nước ngoài bị phạt bao nhiêu tiền khi giấy phép lao động đã bị thu hồi nhưng vẫn tiếp tục làm việc?

Chào Ban biên tập, tôi có vấn đề cần được giải đáp. Tôi là Adam, tôi sống và làm việc tại Việt Nam đã được 2 năm. Hiện tại giấy phép lao động của tôi đã bị thu hồi vì đã hết hạn. Tôi thắc mắc là nếu như giấy phép lao động của tôi bị thu hồi mà tôi vẫn tiếp tục làm việc thì có bị xử phạt không? Rất mong được Ban biên tập giải đáp, tôi cảm ơn.

Người nước ngoài bị thu hồi giấy phép lao động nhưng vẫn tiếp tục làm việc bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng nội dung hoặc báo cáo không đúng thời hạn về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định;
b) Không gửi hợp đồng lao động bản gốc hoặc bản sao có chứng thực đã ký kết sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động hoặc gia hạn giấy phép lao động tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động hoặc gia hạn giấy phép lao động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài không đúng với nội dung ghi trên giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây:
a) Làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật;
b) Sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
b) Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 20 người;
c) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 21 người trở lên.
5. Hình thức xử phạt bổ sung
Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:

1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, theo quy định trên giấy phép lao động của người nước ngoài bị thu hồi nhưng người nước ngoài vẫn tiếp tục làm việc thì đây được coi như làm việc mà không có giấy phép lao động.

Giấy phép lao động của bạn đã hết hạn nên đã bị thu hồi nhưng nếu như bạn vẫn tiếp tục làm việc thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng. Ngoài ra, bạn sẽ bị trục xuất ra khỏi Việt Nam.

Người lao động nước ngoài bị phạt bao nhiêu tiền khi giấy phép lao động đã bị thu hồi nhưng vẫn tiếp tục làm việc?

Người lao động nước ngoài bị phạt bao nhiêu tiền khi giấy phép lao động đã bị thu hồi nhưng vẫn tiếp tục làm việc? (Hình từ Internet)

Những trường hợp người nước ngoài bị thu hồi giấy phép lao động?

Căn cứ Điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp bị thu hồi giấy phép lao động như sau:

1. Giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 156 của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định này.
3. Người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Theo Điều 156 Bộ luật Lao động 2019 quy định các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực như sau:

1. Giấy phép lao động hết thời hạn.
2. Chấm dứt hợp đồng lao động.
3. Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
4. Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
5. Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
6. Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
7. Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.

Do đó, người lao động nước ngoài sẽ bị thu hồi giấy phép lao động theo những trường hợp đã được nêu ở trên.

Trân trọng!

Thu hồi giấy phép lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thu hồi giấy phép lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số 13/pli về việc thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài hiện nay được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép lao động là gì? Trình tự thu hồi giấy phép lao động hiện nay được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Người lao động nước ngoài bị phạt bao nhiêu tiền khi giấy phép lao động đã bị thu hồi nhưng vẫn tiếp tục làm việc?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thu hồi giấy phép lao động
706 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thu hồi giấy phép lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào