Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy của ngân hàng nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn ra sao?

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy của ngân hàng nhà nước Việt Nam như thế nào? Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch; ủy viên, ủy viên kiêm thư ký Hội đồng tiêu hủy của ngân hàng nhà nước Việt Nam là gì? Nhiệm vụ của các tổ chuyên trách của ngân hàng nhà nước Việt Nam được quy định ra sao? Nhờ Ban biên tập trả lời giúp tôi. Tôi cảm ơn.

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy của ngân hàng nhà nước Việt Nam như thế nào?

Tại Điều 8 Thông tư 03/2020/TT-NHNN quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy của ngân hàng nhà nước Việt Nam như sau:

1. Chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và trước pháp luật về công tác tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước.

2. Ban hành nội quy, quy chế làm việc của Hội đồng tiêu hủy.

3. Chỉ đạo, điều hành chung; xây dựng kế hoạch, chương trình công tác của Hội đồng tiêu hủy; quyết định tỷ lệ kiểm đếm từng loại tiền tiêu hủy.

4. Phân công nhiệm vụ cho các Phó Chủ tịch và các ủy viên Hội đồng tiêu hủy; tổ chức bộ máy, nhiệm vụ của các tổ chuyên trách theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch; ủy viên, ủy viên kiêm thư ký Hội đồng tiêu hủy của ngân hàng nhà nước Việt Nam là gì?

Tại Điều 9 Thông tư 03/2020/TT-NHNN quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch; ủy viên, ủy viên kiêm thư ký Hội đồng tiêu hủy của ngân hàng nhà nước Việt Nam như sau:

1. Phó Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy

a) Chấp hành sự phân công, chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy.

b) Giúp Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ tiêu hủy tiền.

c) Phó Chủ tịch thường trực thay mặt Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành công việc của Hội đồng tiêu hủy khi được ủy quyền.

d) Phó Chủ tịch phụ trách cụm tiêu hủy phân công nhiệm vụ cho các ủy viên, Tổ trưởng, Tổ phó và nhân viên tổ chuyên trách thuộc cụm tiêu hủy do mình phụ trách; phê duyệt kế hoạch nhận tiền tiêu hủy từ Kho tiền Trung ương của cụm tiêu hủy.

2. Ủy viên, ủy viên kiêm thư ký Hội đồng tiêu hủy

a) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy về nhiệm vụ được phân công.

b) Ủy viên kiêm thư ký Hội đồng tiêu hủy có nhiệm vụ theo dõi, tổng hợp báo cáo kết quả tiêu hủy tiền định kỳ và đột xuất theo quy định; tham mưu cho Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy thực hiện các chế độ liên quan đến quyền lợi của công chức, người lao động tham gia công tác tiêu hủy tiền; tổng hợp báo cáo những hành vi vi phạm các quy định về tiêu hủy tiền; phối hợp với thư ký Hội đồng giám sát hoàn thành các thủ tục cần thiết phục vụ công tác sơ kết, tổng kết công tác tiêu hủy tiền.

3. Nhiệm vụ của các tổ chuyên trách của ngân hàng nhà nước Việt Nam được quy định ra sao?

Tại Điều 10 Thông tư 03/2020/TT-NHNN quy định về nhiệm vụ của các tổ chuyên trách của ngân hàng nhà nước Việt Nam như sau:

1. Tổ giao nhận và bảo quản tiền tiêu hủy (sau đây gọi là Tổ 1): Tiếp nhận các loại tiền tiêu hủy từ Kho tiền Trung ương để bảo quản trong kho tiền tiêu hủy; xuất giao cho Tổ kiểm đếm tiền tiêu hủy và Tổ cắt hủy tiền; bảo quản tiền do các tổ chuyên trách gửi lại; nhập kho tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông chọn ra từ kiểm đếm tiền tiêu hủy.

2. Tổ kiểm đếm tiền tiêu hủy (sau đây gọi là Tổ 2): Nhận tiền từ Tổ 1, thực hiện kiểm đếm tờ (miếng) số tiền đã nhận và xử lý thừa, thiếu, tiền lẫn loại, tiền giả, tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông trước khi giao sang Tổ cắt hủy tiền; kiêm đếm tờ (miếng) trong trường hợp bó (túi) tiền thừa hoặc thiếu thếp, các bó (túi) tiền niêm phong, đóng gói không đúng quy cách phát hiện trong quá trình giao nhận.

3. Tổ cắt hủy tiền (sau đây gọi là Tổ 3): Thực hiện cắt hủy số tiền nhận từ Tổ 1 và Tổ 2 bằng thiết bị chuyên dùng và thu hồi phế liệu đã được cắt hủy.

4. Tổ tổng hợp (sau đây gọi là Tổ 4): Thực hiện các công việc hành chính, kế toán, thống kê; theo dõi việc nhập, xuất phế liệu tiền tiêu hủy; đề xuất nhu cầu mua sắm vật tư, vật liệu phục vụ công tác tiêu hủy tiền.

5. Mỗi tổ chuyên trách có Tổ trưởng và Tổ phó giúp việc do Phó Chủ tịch phụ trách cụm tiêu hủy xem xét, quyết định.

Trân trọng!

Ngân hàng Nhà nước
Hỏi đáp mới nhất về Ngân hàng Nhà nước
Hỏi đáp Pháp luật
Việc quản lý seri tiền mới in trong quá trình giao nhận từ 14/05/2024 thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thanh tra ngân hàng là gì? Các đối tượng thanh tra ngân hàng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ là những ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các địa danh nào được in trên đồng tiền Việt Nam? Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức vận chuyển tiền ở những địa điểm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tờ 500 đồng hiện nay có còn sử dụng hay không? Có được phép từ chối nhận tiền mệnh giá 500 đồng?
Hỏi đáp pháp luật
Phân biệt ngoại hối và ngoại tệ?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian báo cáo định kỳ NHNN đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ví điện tử là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Mẫu C2-01a/NS mẫu giấy báo có của Ngân hàng Nhà nước mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ngân hàng Nhà nước
Nguyễn Hữu Vi
333 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Ngân hàng Nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào