Quy định về thống kê, lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong Công an nhân dân?

Thống kê, lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong Công an nhân dân như thế nào? Việc giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong Công an nhân dân quy định như thế nào?

1. Thống kê, lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong Công an nhân dân như thế nào?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 104/2021/TT-BCA quy định thống kê, lưu giữ, bảo quản tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như sau:

1. Hằng năm, các đơn vị Công an nhân dân phải thống kê tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đã tiếp nhận, phát hành theo trình tự thời gian và từng độ mật.

2. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được lưu giữ theo hồ sơ chuyên đề, đối tượng, lĩnh vực, có bảng thống kê chi tiết kèm theo, phải được bảo vệ bằng biện pháp thích hợp, bảo đảm an toàn do người đứng đầu đơn vị Công an nhân dân quy định.

3. Nơi lưu giữ, bảo quản tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được xây dựng kiên cố; cửa ra, vào phải có khóa bảo vệ; trang bị phương tiện phòng, chống cháy, nổ, đột nhập, lấy cắp bí mật nhà nước và có phương án bảo vệ.

2. Việc giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong Công an nhân dân quy định như thế nào?

Theo Điều 6 Thông tư 104/2021/TT-BCA quy định vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như sau:

1. Việc vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước do cán bộ, chiến sĩ làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước; giao liên, văn thư Bộ Công an; giao liên, văn thư Công an các đơn vị, địa phương thực hiện. Cán bộ, chiến sĩ làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước chỉ vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi được lãnh đạo, chỉ huy đơn vị Công an nhân dân chỉ đạo.

Trường hợp vận chuyển tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước qua dịch vụ bưu chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về bưu chính.

2. Việc giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như sau:

a) Trước khi giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đăng ký vào “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đi”. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật” chỉ ghi trích yếu khi người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước đồng ý;

b) Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải làm bì hoặc đóng gói riêng. Giấy làm bì phải dùng loại giấy dai, bền, khó thấm nước, không nhìn thấu qua được; hồ dán phải dính, khó bóc;

Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật” phải được bảo vệ bằng hai lớp phong bì: bì trong ghi số, ký hiệu của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, tên người nhận, đóng dấu “Tuyệt mật” và được niêm phong bằng dấu của đơn vị ở ngoài bì; trường hợp gửi đích danh người có trách nhiệm giải quyết thì đóng dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”. Bì ngoài ghi như gửi tài liệu thường và đóng dấu chữ “A”;

Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tối mật” và “Mật” được bảo vệ bằng một lớp bì, ngoài bì đóng dấu chữ “B” hoặc chữ “C” tương ứng với độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bên trong.

3. Việc nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như sau:

a) Sau khi nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đăng ký vào “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đến”;

b) Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước mà phong bì có dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”, người nhận vào sổ theo ký hiệu ngoài bì, không được mở bì và phải chuyển ngay đến người có tên trên phong bì. Nếu người có tên trên phong bì đi vắng và trên phong bì đóng dấu “Hỏa tốc” thì chuyển đến lãnh đạo, chỉ huy đơn vị Công an nhân dân hoặc người được lãnh đạo, chỉ huy đơn vị Công an nhân dân ủy quyền giải quyết;

c) Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được gửi đến không thực hiện đúng quy định bảo vệ bí mật nhà nước thì chuyển đến lãnh đạo, chỉ huy đơn vị Công an nhân dân nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước hoặc người có tên trên phong bì (đối với trường hợp gửi đích danh) giải quyết, đồng thời phải thông báo cho nơi gửi biết để có biện pháp khắc phục. Nếu phát hiện tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước gửi đến có dấu hiệu bóc, mở bì hoặc bị tráo đổi, mất, hư hỏng thì người nhận phải báo cáo ngay người đứng đầu đơn vị Công an nhân dân để có biện pháp xử lý.

4. Việc giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được thực hiện bằng “Sổ chuyển giao bí mật nhà nước”.

5. Nơi gửi và nơi nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đối chiếu về số lượng, kiểm tra việc đóng bì, đóng gói tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Trường hợp phát hiện thiếu số lượng, sai sót trong đóng bì, đóng gói thì nơi nhận yêu cầu nơi gửi bổ sung, xử lý trước khi vào sổ theo dõi và ký nhận.

6. Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có đóng dấu “Tài liệu thu hồi”, đơn vị Công an nhân dân hoặc cán bộ, chiến sĩ đã nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải gửi lại đúng thời hạn ghi trên văn bản.

7. Việc chuyển, nhận văn bản điện tử có nội dung bí mật nhà nước trên mạng Internet, mạng máy tính (mạng nội bộ, mạng diện rộng) và mạng viễn thông được thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu.

8. Việc vận chuyển, giao nhận sản phẩm mật mã thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu.

9. Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đăng ký bằng cơ sở dữ liệu quản lý trên máy tính phải bảo đảm đầy đủ nội dung theo mẫu “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đi”, “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đến”. Máy tính dùng để đăng ký tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không được nối mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông, trừ trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu.

10. Mẫu “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đi”, mẫu “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đến” và mẫu “Sổ chuyển giao bí mật nhà nước” thực hiện theo quy định tại Thông tư số 24/2020/TT-BCA.

Trân trọng!

Phan Hồng Công Minh

Nhà nước
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nhà nước
Hỏi đáp pháp luật
Có phải nộp vào ngân sách nhà nước với số tiền còn thừa sau khi đấu giá không?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định xử lý tiền lẫn loại, tiền giả, tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông phát hiện qua kiểm đếm của ngân hàng nhà nước Việt Nam ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Xuất kho tiền Trung ương giao Hội đồng tiêu hủy của ngân hàng nhà nước Việt Nam được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Việc cắt hủy tiền của ngân hàng nhà nước Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thực hiện giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về phương án bảo vệ hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước?
Hỏi đáp pháp luật
Bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước được xác định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về thống kê, lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong Công an nhân dân?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong Công an nhân dân ra khỏi nơi lưu giữ?
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp doanh nghiệp nhà nước gồm những loại hình nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nhà nước
366 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào