Pháp luật có cho phép bảo vệ cơ quan nhà nước có được phép kiểm tra hàng hóa của người khác không?

Bảo vệ cơ quan nhà nước có được phép kiểm tra hàng hóa của người khác không? Nhiệm vụ của bảo vệ cơ quan nhà nước là gì? Chức năng của lực lượng bảo vệ trong cơ quan nhà nước được quy định như thế nào? Chào anh chị Ban biên tập. Hôm trước em có chở hàng vào cơ quan nhà nước để giao cho cán bộ trong đó. Khi tới chốt bảo vệ, họ yêu cầu khui hàng để kiểm tra. Em không đồng ý vì khách hàng của em không cho tự ý khui hàng. Họ bảo nếu không cho kiểm tra thì họ không cho mang hàng vào. Anh chị cho em hỏi, bảo vệ cơ quan nhà nước có được phép kiểm tra hàng hóa của người khác không?

Bảo vệ cơ quan nhà nước có được phép kiểm tra hàng hóa của người khác không?

Tại Điều 11 Nghị định 06/2013/NĐ-CP quy định về quyền hạn của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp như sau:

Quyền hạn của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp
1. Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị có quyền hạn sau:
a) Kiểm tra, đôn đốc các bộ phận, đơn vị và cán bộ, công nhân viên trong cơ quan, doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự và nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp;
b) Trong khi làm nhiệm vụ, được kiểm tra giấy tờ, hàng hóa, phương tiện ra vào cơ quan, doanh nghiệp nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nội quy của cơ quan, doanh nghiệp;
c) Tiến hành công tác xác minh những vụ, việc xảy ra ở cơ quan, doanh nghiệp theo thẩm quyền mà người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp giao hoặc theo yêu cầu của cơ quan Công an có thẩm quyền;
d) Từ chối thực hiện các yêu cầu trái pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ bảo vệ và phải báo cáo cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp khác thực hiện quyền hạn quy định tại Điểm b, c, d Khoản 1 Điều này.

Như vậy, nếu bảo vệ cơ quan nhà nước phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì họ có quyền được kiểm tra hàng hóa của bạn theo quy định của pháp luật.

Pháp luật có cho phép bảo vệ cơ quan nhà nước có được phép kiểm tra hàng hóa của người khác không? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của bảo vệ cơ quan nhà nước là gì?

Tại Điều 10 Nghị định 06/2013/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của lực lượng bảo vệ cơ quan nhà nước như sau:

Nhiệm vụ của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp
1. Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị có nhiệm vụ:
a) Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ của lực lượng Công an để phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp; kịp thời đề xuất với người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp biện pháp xử lý;
b) Trực tiếp kiểm soát người ra vào cơ quan, doanh nghiệp. Khi xảy ra các vụ việc có liên quan đến an ninh, trật tự và an toàn cơ quan, doanh nghiệp phải tổ chức bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của cơ quan, doanh nghiệp, cấp cứu nạn nhân, bắt người phạm tội quả tang và báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất;
c) Thực hiện các quy định về công tác phòng cháy, chữa cháy, giữ gìn trật tự công cộng;
d) Làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp; xây dựng cơ quan, doanh nghiệp an toàn;
đ) Phối hợp với Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ quan, doanh nghiệp đóng trong công tác nắm tình hình, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cơ quan, doanh nghiệp; đề xuất với người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp xây dựng nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, kế hoạch, biện pháp phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trong cơ quan, doanh nghiệp;
e) Thực hiện các quy định về quản lý vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ, chất dễ cháy, chất độc hại (nếu có); giúp người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp trong việc phối hợp với cơ quan Công an để quản lý, giáo dục người có tiền án, tiền sự, người chấp hành xong các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác đang làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp;
g) Phối hợp với các tổ chức quần chúng trong cơ quan, doanh nghiệp tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao ý thức cảnh giác cho mọi người; hướng dẫn các tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn trong cơ quan, doanh nghiệp;
h) Thực hiện những nhiệm vụ cụ thể khác để bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp do người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp giao theo đúng quy định của pháp luật.
2. Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp khác thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điểm a, b, c, d, đ, g, h Khoản 1 Điều này.

Theo đó, bảo vệ cơ quan nhà nước có các nhiệm vụ:

+ Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ và hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ của lực lượng Công an để phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp; kịp thời đề xuất với người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp biện pháp xử lý;

+ Trực tiếp kiểm soát người ra vào cơ quan, doanh nghiệp. Thực hiện các quy định về công tác phòng cháy, chữa cháy, giữ gìn trật tự công cộng; Làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp; xây dựng cơ quan, doanh nghiệp an toàn;

+ Phối hợp với Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ quan, doanh nghiệp đóng trong công tác nắm tình hình, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cơ quan, doanh nghiệp; đề xuất với người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp xây dựng nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, kế hoạch, biện pháp phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trong cơ quan, doanh nghiệp;

+ Thực hiện các quy định về quản lý vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ, chất dễ cháy, chất độc hại; giúp người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp trong việc phối hợp với cơ quan Công an để quản lý, giáo dục người có tiền án, tiền sự, người chấp hành xong các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác đang làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp;

+ Phối hợp với các tổ chức quần chúng trong cơ quan, doanh nghiệp tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao ý thức cảnh giác cho mọi người; hướng dẫn các tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn trong cơ quan, doanh nghiệp;

+ Thực hiện những nhiệm vụ cụ thể khác để bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp do người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp giao theo đúng quy định của pháp luật.

Chức năng của lực lượng bảo vệ trong cơ quan nhà nước được quy định như thế nào?

Tại Điều 9 Nghị định 06/2013/NĐ-CP quy định về chức năng của lực lượng bảo vệ cơ quan nhà nước như sau:

Chức năng của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp
1. Tham mưu giúp cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy, kế hoạch công tác bảo vệ; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cơ quan, doanh nghiệp; triển khai các yêu cầu công tác bảo vệ theo chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan Công an có thẩm quyền.
2. Tổ chức thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ, biện pháp công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn cơ quan, doanh nghiệp.

Chức năng của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp: Tham mưu giúp cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy, kế hoạch công tác bảo vệ; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cơ quan, doanh nghiệp; triển khai các yêu cầu công tác bảo vệ theo chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan Công an có thẩm quyền. Tổ chức thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ, biện pháp công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn cơ quan, doanh nghiệp.

Trân trọng!

Nguyễn Hữu Vi

Kiểm tra hàng hóa
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kiểm tra hàng hóa
Hỏi đáp pháp luật
Pháp luật có cho phép bảo vệ cơ quan nhà nước có được phép kiểm tra hàng hóa của người khác không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kiểm tra hàng hóa
738 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Kiểm tra hàng hóa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào