Có được hưởng chế độ liệt sĩ nếu làm bảo vệ cho cơ quan nhà nước mất khi làm nhiệm vụ không?

Chào anh chị Luật sư, bố em đang làm bảo vệ cho một cơ quan nhà nước, tuần trước bố em trực đêm và mất khi tham gia ngăn chặn bọn trộm cắp tài sản của cơ quan. Anh chị cho em hỏi, bố em làm bảo vệ cho cơ quan nhà nước mất khi làm nhiệm vụ có được hưởng chế độ liệt sĩ không? Và muốn làm bảo vệ cho cơ quan nhà nước thì cần có tiêu chuẩn gì? Nhờ anh chị Luật sư tư vấn giúp em. Em cảm ơn.

Bảo vệ cho cơ quan nhà nước mất khi làm nhiệm vụ có được hưởng chế độ liệt sĩ không?

Tại Điều 13 Nghị định 06/2013/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với nhân viên bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị như sau:

Chế độ, chính sách đối với nhân viên bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị
1. Nhân viên bảo vệ khi hết thời hạn thử việc, được đánh giá đạt yêu cầu thì được xem xét tuyển dụng, được hưởng lương và các quyền lợi, chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
2. Trong khi thi hành nhiệm vụ, nếu bị thương, bị hy sinh thì được xem xét và có thể được công nhận hưởng chế độ như thương binh, liệt sĩ và các hình thức khen thưởng khác theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Như vậy, nếu bố bạn làm nhân viên bảo vệ cho cơ quan nhà nước trong lúc làm nhiệm vụ mà mất thì có thể được xem xét và có thể được công nhận hưởng chế độ như liệt sĩ theo quy định của pháp luật.

bảo vệ cơ quan

Có được hưởng chế độ liệt sĩ nếu làm bảo vệ cho cơ quan nhà nước mất khi làm nhiệm vụ không? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn của nhân viên bảo vệ trong cơ quan nhà nước là gì?

Tại Điều 6 Nghị định 06/2013/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn nhân viên bảo vệ trong cơ quan nhà nước như sau:

Tiêu chuẩn nhân viên bảo vệ
Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên; có lý lịch rõ ràng; phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên (đối với miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên), có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu công tác bảo vệ. Ưu tiên tuyển dụng lực lượng bảo vệ là những người đã có thời gian công tác trong lực lượng Công an nhân dân và Quân đội nhân dân.

Theo đó, nếu bạn muốn làm nhân viên bảo vệ cho cơ quan nhà nước bạn phải đáp ứng được các điều kiện về độ tuổi, trình độ, lý lịch, phẩm chất nêu trên theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ của lực lượng bảo vệ trong cơ quan nhà nước là gì?

Tại Điều 10 Nghị định 06/2013/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp như sau:

+) Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ của lực lượng Công an để phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp; kịp thời đề xuất với người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp biện pháp xử lý;

+) Trực tiếp kiểm soát người ra vào cơ quan, doanh nghiệp. Khi xảy ra các vụ việc có liên quan đến an ninh, trật tự và an toàn cơ quan, doanh nghiệp phải tổ chức bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của cơ quan, doanh nghiệp, cấp cứu nạn nhân, bắt người phạm tội quả tang và báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất;

+) Thực hiện các quy định về công tác phòng cháy, chữa cháy, giữ gìn trật tự công cộng;

+) Làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp; xây dựng cơ quan, doanh nghiệp an toàn;

+) Phối hợp với Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ quan, doanh nghiệp đóng trong công tác nắm tình hình, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cơ quan, doanh nghiệp; đề xuất với người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp xây dựng nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, kế hoạch, biện pháp phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trong cơ quan, doanh nghiệp;

+) Thực hiện các quy định về quản lý vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ, chất dễ cháy, chất độc hại (nếu có); giúp người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp trong việc phối hợp với cơ quan Công an để quản lý, giáo dục người có tiền án, tiền sự, người chấp hành xong các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác đang làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp;

+) Phối hợp với các tổ chức quần chúng trong cơ quan, doanh nghiệp tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao ý thức cảnh giác cho mọi người; hướng dẫn các tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn trong cơ quan, doanh nghiệp;

+) Thực hiện những nhiệm vụ cụ thể khác để bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp do người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp giao theo đúng quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Nhân viên bảo vệ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nhân viên bảo vệ
Hỏi đáp Pháp luật
Bao nhiêu tuổi thì mới được làm nhân viên bảo vệ tại các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam?
Hỏi đáp pháp luật
Có được hưởng chế độ liệt sĩ nếu làm bảo vệ cho cơ quan nhà nước mất khi làm nhiệm vụ không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nhân viên bảo vệ
Nguyễn Hữu Vi
285 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nhân viên bảo vệ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào