Quy định về tái kiểm tra an ninh hàng không như thế nào?

Việc tái kiểm tra an ninh hàng không được quy định như thế nào? Biện pháp xử lý vật phẩm nguy hiểm trong quá trình kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi?

Việc tái kiểm tra an ninh hàng không được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 61 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 41/2020/TT-BGTVT có quy định về việc tái kiểm tra an ninh hàng không như sau:

Tái kiểm tra an ninh hàng không
1. Phải tái kiểm tra an ninh hàng không khu vực hạn chế, người, phương tiện, đồ vật trong các trường hợp sau:
a) Hành khách, hành lý xách tay đã kiểm tra an ninh hàng không nhưng ra khỏi khu vực hạn chế khi trở lại phải tái kiểm tra an ninh hàng không.
b) Khu vực, người, phương tiện, đồ vật trong khu vực hạn chế có sự tiếp xúc, trộn lẫn với người, đồ vật chưa qua kiểm tra an ninh hàng không.
c) Khu vực, người, phương tiện, đồ vật trong khu vực hạn chế có sự tiếp xúc, trộn lẫn với người nghi ngờ mang theo vật phẩm nguy hiểm hoặc phương tiện, đồ vật nghi ngờ chứa vật phẩm nguy hiểm.
2. Việc tái kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý xách tay quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Tất cả hành khách, hành lý xách tay phải được chuyển sang một khu vực khác, kiểm tra lại toàn bộ khu vực hạn chế liên quan;
b) Tái kiểm tra an ninh hàng không toàn bộ hành khách, hành lý xách tay trước khi cho lên tàu bay;
c) Trường hợp hành khách đã lên tàu bay, toàn bộ hành khách, hành lý xách tay và khoang hành khách của tàu bay phải được tái kiểm tra an ninh hàng không.
3. Trường hợp niêm phong an ninh không còn nguyên vẹn hoặc hành lý ký gửi, hàng hóa, bưu gửi, đồ vật phục vụ trên tàu bay, tủ, túi đựng suất ăn bị rách, vỡ phải tái kiểm tra an ninh hàng không trước khi đưa lên tàu bay.
4. Việc tái kiểm tra an ninh hàng không được quy định tại khoản 1 và khoản 3 của Điều này phải được lập thành biên bản.

Phải tái kiểm tra an ninh hàng không khu vực hạn chế, người, phương tiện, đồ vật khi hành khách, hành lý xách tay đã kiểm tra an ninh hàng không nhưng ra khỏi khu vực hạn chế khi trở lại phải tái kiểm tra an ninh hàng không. Khu vực, người, phương tiện, đồ vật trong khu vực hạn chế có sự tiếp xúc, trộn lẫn với người, đồ vật chưa qua kiểm tra an ninh hàng không. Khu vực, người, phương tiện, đồ vật trong khu vực hạn chế có sự tiếp xúc, trộn lẫn với người nghi ngờ mang theo vật phẩm nguy hiểm hoặc phương tiện, đồ vật nghi ngờ chứa vật phẩm nguy hiểm.

Việc tái kiểm tra an ninh hàng không được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Biện pháp xử lý vật phẩm nguy hiểm trong quá trình kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi?

Căn cứ Điều 62 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT quy định biện pháp xử lý vật phẩm nguy hiểm trong quá trình kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi như sau:

Biện pháp xử lý vật phẩm nguy hiểm trong quá trình kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi
1. Khi phát hiện hoặc nghi vấn bom, mìn, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, chất cháy, vật liệu phóng xạ, chất độc có nguy cơ gây nguy hiểm, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phải lập tức đánh giá nguy cơ để có biện pháp xử lý thích hợp. Trường hợp là bom, mìn, vật liệu nổ nếu không biết rõ về cơ chế nổ thì để nguyên tại chỗ, nhanh chóng phong tỏa khu vực đó, sơ tán hành khách đến nơi an toàn và thông báo ngay cho lực lượng phá dỡ bom mìn của ngành công an, quân đội đến để tháo gỡ.
2. Khi phát hiện vật phẩm nguy hiểm không có giấy phép theo quy định của pháp luật, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải lập biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIV của Thông tư này và chuyển giao người, hồ sơ, vật phẩm nguy hiểm cho cơ quan chức năng có thẩm quyền, đồng thời thông báo cho hãng hàng không để có biện pháp giải quyết thích hợp.
3. Khi phát hiện vật phẩm nguy hiểm không tuân thủ các điều kiện bảo đảm vận chuyển an toàn bằng đường hàng không, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay hướng dẫn hành khách bỏ lại hoặc hướng dẫn hành khách thực hiện thủ tục vận chuyển theo quy định hoặc từ chối hoàn thành thủ tục kiểm tra an ninh hàng không và yêu cầu hãng hàng không, đại diện hợp pháp của người gửi hàng, hành khách tuân thủ các điều kiện vận chuyển.
4. Khi phát hiện vũ khí, vật liệu nổ trong người hành khách, phải nhanh chóng bằng biện pháp thích hợp khống chế, ngăn chặn để xử lý; phát hiện vũ khí, vật liệu nổ trong hành lý xách tay của hành khách phải cách ly ngay hành khách với hành lý, khống chế hành khách để xử lý.

+ Khi phát hiện hoặc nghi vấn bom, mìn, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, chất cháy, vật liệu phóng xạ, chất độc có nguy cơ gây nguy hiểm, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phải lập tức đánh giá nguy cơ để có biện pháp xử lý thích hợp. Khi phát hiện vật phẩm nguy hiểm không có giấy phép theo quy định của pháp luật, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải lập biên bản và chuyển giao người, hồ sơ, vật phẩm nguy hiểm cho cơ quan chức năng có thẩm quyền, đồng thời thông báo cho hãng hàng không để có biện pháp giải quyết thích hợp.

+ Khi phát hiện vật phẩm nguy hiểm, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay hướng dẫn hành khách bỏ lại hoặc thực hiện thủ tục vận chuyển hoặc từ chối hoàn thành thủ tục kiểm tra an ninh hàng không và yêu cầu hãng hàng không, đại diện hợp pháp của người gửi hàng, hành khách tuân thủ các điều kiện vận chuyển. Khi phát hiện vũ khí, vật liệu nổ trong người hành khách, phải nhanh chóng bằng biện pháp thích hợp khống chế, ngăn chặn để xử lý; phát hiện vũ khí, vật liệu nổ trong hành lý xách tay của hành khách phải cách ly ngay hành khách với hành lý, khống chế hành khách để xử lý.

Trân trọng!

An ninh hàng không
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về An ninh hàng không
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian và sân bay áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường trong dịp lễ 30/4 và 01/5/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành khách bị cấm bay có thời hạn trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Những loại giấy tờ nào có thể sử dụng thay CCCD khi đi máy bay?
Hỏi đáp Pháp luật
Ủy quyền cho người khác làm thủ tục khi kiểm tra an ninh hàng không có được không?
Hỏi đáp pháp luật
Có bị phạt tiền không khi tạo dáng chụp ảnh không đúng chỗ ở sân bay?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về chương trình an ninh hàng không, quy chế an ninh hàng không?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về sửa đổi, bổ sung chương trình an ninh, quy chế an ninh hàng không?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về hệ thống thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về thời hạn, hiệu lực và mẫu thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không?
Hỏi đáp pháp luật
Giấy phép kiểm soát an ninh hàng không có các nội dung gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về An ninh hàng không
743 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
An ninh hàng không
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào