Xử lý cấp cứu phản vệ có nguyên tắc như thế nào?

Nguyên tắc chung khi xử lý cấp cứu phản vệ là gì? Xử trí phản vệ nhẹ được hướng dẫn như thế nào? Phác đồ xử trí cấp cứu phản vệ mức nặng và nguy kịch được quy định như thế nào? Phác đồ sử dụng adrenalin và truyền dịch trong phản vệ như thế nào? Mong nhận được hồi đáp!

1. Nguyên tắc chung khi xử lý cấp cứu phản vệ là gì?

Căn cứ Mục I Phụ lục III Hướng dẫn xử lý cấp cứu phản vệ ban hành kèm theo Thông tư 51/2017/TT-BYT quy định về nguyên tắc chung khi xử lý cấp cứu phản vệ như sau:

1. Tất cả trường hợp phản vệ phải được phát hiện sớm, xử trí khẩn cấp, kịp thời ngay tại chỗ và theo dõi liên tục ít nhất trong vòng 24 giờ.

2. Bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, nhân viên y tế khác phải xử trí ban đầu cấp cứu phản vệ.

3. Adrenalin là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu cứu sống người bệnh bị phản vệ, phải được tiêm bắp ngay khi chẩn đoán phản vệ từ độ II trở lên.

4. Ngoài hướng dẫn này, đối với một số trường hợp đặc biệt còn phải xử trí theo hướng dẫn tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Xử lí phản vệ nhẹ được hướng dẫn như thế nào?

Căn cứ Mục II Phụ lục III Hướng dẫn xử lý cấp cứu phản vệ ban hành kèm theo Thông tư 51/2017/TT-BYT quy định về xử lí phản vệ nhẹ được hướng dẫn:

1. Sử dụng thuốc methylprednisolon hoặc diphenhydramin uống hoặc tiêm tùy tình trạng người bệnh.

2. Tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ để xử trí kịp thời.

3. Phác đồ xử trí cấp cứu phản vệ mức nặng và nguy kịch được quy định như thế nào?

Căn cứ Mục III Phụ lục III Hướng dẫn xử lý cấp cứu phản vệ ban hành kèm theo Thông tư 51/2017/TT-BYT quy định về phác đồ xử trí cấp cứu phản vệ mức nặng và nguy kịch hướng dẫn:

Phản vệ độ II có thể nhanh chóng chuyển sang độ III, độ IV. Vì vậy, phải khẩn trương, xử trí đồng thời theo diễn biến bệnh:

1. Ngừng ngay tiếp xúc với thuốc hoặc dị nguyên (nếu có).

2. Tiêm hoặc truyền adrenalin (theo mục IV dưới đây).

3. Cho người bệnh nằm tại chỗ, đầu thấp, nghiêng trái nếu có nôn.

4. Thở ô xy: người lớn 6-10 l/phút, trẻ em 2-4 l/phút qua mặt nạ hở.

5. Đánh giá tình trạng hô hấp, tuần hoàn, ý thức và các biểu hiện ở da, niêm mạc của người bệnh.

a) Ép tim ngoài lồng ngực và bóp bóng (nếu ngừng hô hấp, tuần hoàn).

b) Đặt nội khí quản hoặc mở khí quản cấp cứu (nếu khó thở thanh quản).

6. Thiết lập đường truyền adrenalin tĩnh mạch với dây truyền thông thường nhưng kim tiêm to (cỡ 14 hoặc 16G) hoặc đặt catheter tĩnh mạch và một đường truyền tĩnh mạch thứ hai để truyền dịch nhanh (theo mục IV dưới đây).

7. Hội ý với các đồng nghiệp, tập trung xử lý, báo cáo cấp trên, hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa cấp cứu, hồi sức và/hoặc chuyên khoa dị ứng (nếu có).

4. Phác đồ sử dụng adrenalin và truyền dịch trong phản vệ như thế nào?

Căn cứ Mục IV Phụ lục III Hướng dẫn xử lý cấp cứu phản vệ ban hành kèm theo Thông tư 51/2017/TT-BYT quy định về phác đồ sử dụng adrenalin và truyền dịch:

Mục tiêu: nâng và duy trì ổn định HA tối đa của người lớn lên ≥ 90mmHg, trẻ em ≥ 70mmHg và không còn các dấu hiệu về hô hấp như thở rít, khó thở; dấu hiệu về tiêu hóa như nôn mửa, ỉa chảy.

1. Thuốc adrenalin 1mg = 1ml = 1 ống, tiêm bắp:

a) Trẻ sơ sinh hoặc trẻ < 10kg: 0,2ml (tương đương 1/5 ống).

b) Trẻ khoảng 10 kg: 0,25ml (tương đương 1/4 ống).

c) Trẻ khoảng 20 kg: 0,3ml (tương đương 1/3 ống).

d) Trẻ > 30kg: 0,5ml (tương đương 1/2 ống).

e) Người lớn: 0,5-1 ml (tương đương 1/2-1 ống).

2. Theo dõi huyết áp 3-5 phút/lần.

3. Tiêm nhắc lại adrenalin liều như khoản 1 mục IV 3-5 phút/lần cho đến khi huyết áp và mạch ổn định.

4. Nếu mạch không bắt được và huyết áp không đo được, các dấu hiệu hô hấp và tiêu hóa nặng lên sau 2-3 lần tiêm bắp như khoản 1 mục IV hoặc có nguy cơ ngừng tuần hoàn phải:

a) Nếu chưa có đường truyền tĩnh mạch: Tiêm tĩnh mạch chậm dung dịch adrenalin 1/10.000 (1 ống adrenalin 1mg pha với 9ml nước cất = pha loãng 1/10). Liều adrenalin tiêm tĩnh mạch chậm trong cấp cứu phản vệ chỉ bằng 1/10 liều adrenalin tiêm tĩnh mạch trong cấp cứu ngừng tuần hoàn. Liều dùng:

- Người lớn: 0,5-1 ml (dung dịch pha loãng 1/10.000=50-100µg) tiêm trong 1-3 phút, sau 3 phút có thể tiêm tiếp lần 2 hoặc lần 3 nếu mạch và huyết áp chưa lên. Chuyển ngay sang truyền tĩnh mạch liên tục khi đã thiết lập được đường truyền.

- Trẻ em: Không áp dụng tiêm tĩnh mạch chậm.

b) Nếu đã có đường truyền tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch liên tục adrenalin (pha adrenalin với dung dịch natriclorid 0,9%) cho người bệnh kém đáp ứng với adrenalin tiêm bắp và đã được truyền đủ dịch. Bắt đầu bằng liều 0,1 µg/kg/phút, cứ 3-5 phút điều chỉnh liều adrenalin tùy theo đáp ứng của người bệnh.

c) Đồng thời với việc dùng adrenalin truyền tĩnh mạch liên tục, truyền nhanh dung dịch natriclorid 0,9% 1.000ml-2.000ml ở người lớn, 10-20ml/kg trong 10-20 phút ở trẻ em có thể nhắc lại nếu cần thiết.

5. Khi đã có đường truyền tĩnh mạch adrenalin với liều duy trì huyết áp ổn định thì có thể theo dõi mạch và huyết áp 1 giờ/lần đến 24 giờ.

Bảng tham khảo cách pha loãng adrenalin với dung dịch Nacl 0,9% và tốc độ truyền tĩnh mạch chậm

01 ống adrenalin 1mg pha với 250ml Nacl 0,9% (như vậy 1ml dung dịch pha loãng có 4µg adrenalin)

Cân nặng người bệnh (kg)

Liều truyền tĩnh mạch adrenalin khởi đầu (0,1µg/kg/phút)

Tốc độ (giọt/phút) với kim tiêm 1 ml=20 giọt

Khoảng 80

2ml

40 giọt

Khoảng 70

1,75ml

35 giọt

Khoảng 60

1,50ml

30 giọt

Khoảng 50

1,25ml

25 giọt

Khoảng 40

1ml

20 giọt

Khoảng 30

0,75ml

15 giọt

Khoảng 20

0,5ml

10 giọt

Khoảng 10

0,25ml

5 giọt

Trân trọng!

Nguyên tắc
Hỏi đáp mới nhất về Nguyên tắc
Hỏi đáp pháp luật
Các nguyên tắc trong triển khai hoạt động thư viện lưu động và luân chuyển tài nguyên thông tin?
Hỏi đáp pháp luật
Có bắt buộc phải có nội quy phòng cháy và chữa cháy khi hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh không?
Hỏi đáp pháp luật
Tiêu chuẩn, định mức và quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được áp dụng theo nguyên tắc nào?
Hỏi đáp pháp luật
Giá dịch vụ sự nghiệp công thông tin duyên hải có nguyên tắc xác định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về nguyên tắc của hoạt động tuần tra, kiểm soát Cảnh sát cơ động?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về nguyên tắc xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra và chức năng của cơ quan thanh tra nhà nước như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Nguyên tắc quản lý, vận hành và khai thác sử dụng Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng?
Hỏi đáp pháp luật
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam với công ty cổ phần có cổ phần, vốn góp chi phối của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có mối quan hệ gì?
Hỏi đáp pháp luật
Được cấp học bổng chính sách bao nhiêu tiền đối với sinh viên học nội trú thuộc hộ nghèo có hộ khẩu ở đảo?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nguyên tắc
Tạ Thị Thanh Thảo
378 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nguyên tắc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào