Người cai nghiện ma túy tại gia đình và tại cộng đồng được quản lý, giám sát và đáng giá kết quả cai nghiện như thế nào?

Nội dung quản lý, giám sát người cai nghiện và đánh giá kết quả cai nghiện ma túy tại gia đình và tại cộng đồng là gì? Đánh giá kết quả cai nghiện và cấp Giấy chứng nhận hoàn thành thời gian cai nghiện tại gia đình, cộng đồng được thực hiện như thế nào? Trách nhiệm của các cơ quan trong việc tổ chức thực hiện cai nghiện ma túy tại cộng đồng là gì?

Nội dung quản lý, giám sát người cai nghiện và đánh giá kết quả cai nghiện ma túy tại gia đình và tại cộng đồng là gì?

Tại Điều 9 Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA quy định về nội dung quản lý, giám sát người cai nghiện ma túy tại gia đình và tại cộng đồng như sau:

Quản lý, giám sát người cai nghiện ma túy tại gia đình và tại cộng đồng
1. Quản lý, giúp đỡ người cai nghiện thực hiện kế hoạch cai nghiện cá nhân, bao gồm:
a) Giám sát thực hiện thời gian biểu hàng ngày;
b) Hướng dẫn người nghiện ma túy tham gia học nghề, lao động sản xuất, sinh hoạt câu lạc bộ và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao do địa phương tổ chức;
c) Quản lý việc chấp hành các chế độ về cư trú, đi lại, thông tin, báo cáo;
2. Định kỳ hàng quý hoặc đột xuất tổ chức xét nghiệm nước tiểu để xác định hành vi sử dụng ma túy của người cai nghiện.

Tại Điều 10 Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA quy định về đánh giá kết quả cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng như sau:

Đánh giá kết quả cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng
1. Nội dung đánh giá
a) Tình trạng sức khỏe của người cai nghiện;
b) Trạng thái tinh thần, tâm lý của người cai nghiện, mối quan hệ của người cai nghiện với các thành viên trong gia đình và mối quan hệ của người cai nghiện với cộng đồng dân cư;
c) Tình trạng sử dụng ma túy;
d) Kết quả học nghề, lao động sản xuất và tham gia các hoạt động khác tại địa phương.
2. Phương pháp đánh giá
a) Cán bộ được phân công theo dõi giúp đỡ người cai nghiện, Tổ trưởng tổ dân phố nơi người cai nghiện cư trú và gia đình quan sát thái độ, hành vi của người cai nghiện trong việc thực hiện kế hoạch cai nghiện cá nhân của họ và nhận xét bằng văn bản;
b) Tổ trưởng Tổ công tác tổ chức các cuộc họp Tổ công tác, họp Tổ dân phố, thôn, bản để đánh giá kết quả cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng và ghi lại biên bản cuộc họp;
c) Xét nghiệm tìm chất ma túy trong nước tiểu.
3. Việc đánh giá kết quả cai nghiện phải được thực hiện định kỳ hàng tháng và đánh giá khi kết thúc thời gian cai nghiện.

Quản lý, giúp đỡ người cai nghiện thực hiện kế hoạch cai nghiện cá nhân. Định kỳ hàng quý hoặc đột xuất tổ chức xét nghiệm nước tiểu để xác định hành vi sử dụng ma túy của người cai nghiện.

Đánh giá kết quả cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng có nội dung sau: Tình trạng sức khỏe của người cai nghiện; Trạng thái tinh thần, tâm lý của người cai nghiện, mối quan hệ của người cai nghiện với các thành viên trong gia đình và mối quan hệ của người cai nghiện với cộng đồng dân cư; Tình trạng sử dụng ma túy; Kết quả học nghề, lao động sản xuất và tham gia các hoạt động khác tại địa phương.

Phương pháp đánh giá: Cán bộ được phân công theo dõi giúp đỡ người cai nghiện, Tổ trưởng tổ dân phố nơi người cai nghiện cư trú và gia đình quan sát thái độ, hành vi của người cai nghiện trong việc thực hiện kế hoạch cai nghiện cá nhân của họ và nhận xét bằng văn bản; Tổ trưởng Tổ công tác tổ chức các cuộc họp Tổ công tác, họp Tổ dân phố, thôn, bản để đánh giá kết quả cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng và ghi lại biên bản cuộc họp; Xét nghiệm tìm chất ma túy trong nước tiểu.

Việc đánh giá kết quả cai nghiện phải được thực hiện định kỳ hàng tháng và đánh giá khi kết thúc thời gian cai nghiện.

Người cai nghiện ma túy tại gia đình và tại cộng đồng được quản lý, giám sát và đáng giá kết quả cai nghiện như thế nào?

Người cai nghiện ma túy tại gia đình và tại cộng đồng được quản lý, giám sát và đáng giá kết quả cai nghiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Đánh giá kết quả cai nghiện và cấp Giấy chứng nhận hoàn thành thời gian cai nghiện tại gia đình, cộng đồng được thực hiện ra sao?

Tại Điều 11 Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA quy định về đánh giá kết quả cai nghiện và cấp Giấy chứng nhận hoàn thành thời gian cai nghiện tại gia đình, cộng đồng như sau:

1. Người cai nghiện ma túy được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành thời gian cai nghiện tại gia đình, cộng đồng khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Kết quả xét nghiệm không dương tính với chất ma túy;
b) Đã thực hiện đầy đủ nội dung kế hoạch cai nghiện cá nhân đối với người tự nguyện cai nghiện tại gia đình;
c) Đã thực hiện nghiêm chỉnh quy trình cai nghiện đối với người tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng và người bị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng.
2. Tổ trưởng Tổ công tác tổ chức đánh giá kết quả cai nghiện đối với từng người cai nghiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư này và làm văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy chứng nhận hoàn thành thời gian cai nghiện tại gia đình, cộng đồng.

Người cai nghiện ma túy được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành thời gian cai nghiện tại gia đình, cộng đồng khi kết quả xét nghiệm không dương tính với chất ma túy; Đã thực hiện đầy đủ nội dung kế hoạch cai nghiện cá nhân đối với người tự nguyện cai nghiện tại gia đình; Đã thực hiện nghiêm chỉnh quy trình cai nghiện đối với người tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng và người bị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng.

Trách nhiệm của các cơ quan trong việc tổ chức thực hiện cai nghiện ma túy tại cộng đồng là gì?

Tại Điều 12 Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA quy định về trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:

Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Chủ trì phối hợp với Sở Y tế, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ; xây dựng quy chế làm việc, cơ chế phối hợp và mối quan hệ của các ban, ngành, đoàn thể; bố trí cán bộ, cơ sở vật chất, kinh phí bảo đảm cho công tác cai nghiện tại gia đình và tại cộng đồng, đặc biệt là ở cấp xã.
2. Tổ chức đào tạo tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng về tư vấn điều trị nghiện ma túy và dự phòng tái nghiện cho đội ngũ cán bộ làm công tác cai nghiện tại gia đình và tại cộng đồng.
3. Hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức cai nghiện tại gia đình và tại cộng đồng.
4. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:
- Chỉ đạo cấp xã xây dựng và triển khai kế hoạch cai nghiện tại gia đình và tại cộng đồng và hướng dẫn, giám sát việc thực hiện;
- Xây dựng các cơ sở điều trị cắt cơn theo cụm xã, nâng cấp các phòng khám để điều trị cắt cơn và bố trí nhân lực, vật lực cho công tác cai nghiện tại gia đình và tại cộng đồng phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Tại Điều 13 Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA quy định về trách nhiệm của Sở Y tế như sau:

Trách nhiệm của Sở Y tế
1. Tổ chức tập huấn và cấp chứng chỉ về điều trị cắt cơn nghiện ma túy cho đội ngũ cán bộ y tế tại địa phương.
2. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các cơ sở điều trị cắt cơn; việc xác định người nghiện ma túy và xét nghiệm tìm chất ma túy.

Tại Điều 14 Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA quy định về trách nhiệm của Công an cấp tỉnh như sau:

Trách nhiệm của Công an cấp tỉnh
1. Tổ chức tập huấn công tác bảo vệ bảo đảm trật tự, an toàn tại cơ sở điều trị cắt cơn.
2. Chỉ đạo Công an cấp xã
- Lập hồ sơ đề nghị xác định người nghiện ma túy;
- Lập hồ sơ cai nghiện tự nguyện tại gia đình và tại cộng đồng và áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng.

Các cơ quan trong việc tổ chức thực hiện cai nghiện ma túy tại cộng đồng có trách nhiệm tổ chức tập huấn công tác bảo vệ bảo đảm trật tự, an toàn tại cơ sở điều trị cắt cơn.

Chỉ đạo Công an cấp xã lập hồ sơ đề nghị xác định người nghiện ma túy; Lập hồ sơ cai nghiện tự nguyện tại gia đình và tại cộng đồng và áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng.

Trân trọng!

Cai nghiện ma túy
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cai nghiện ma túy
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện mới nhất 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Cai nghiện ma túy tại nhà là gì? Cai nghiện ma túy tại nhà được hỗ trợ kinh phí trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào bị đưa vào trại cai nghiện bắt buộc? Thời hạn quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể được thực hiện đối với trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào được hoãn đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục đưa người đi cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuốc cai nghiện ma túy được cấp phát hằng ngày như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi có thời gian cai nghiện bắt buộc tối đa bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Trốn khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Cai nghiện ma túy tự nguyện ở đâu? Có mất tiền không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cai nghiện ma túy
Nguyễn Hữu Vi
995 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cai nghiện ma túy
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào