Việc xác định người nghiện ma túy có thẩm quyền và thủ tục xác định như thế nào?

Thẩm quyền xác định và thủ tục xác định người nghiện ma túy được thực hiện như thế nào? Điều kiện đối với cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng là gì? Hoạt động của cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng là gì?

Thẩm quyền xác định và thủ tục xác định người nghiện ma túy được thực hiện như thế nào?

Tại Điều 5 Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA quy định về thẩm quyền xác định người nghiện ma túy như sau:

Thẩm quyền xác định người nghiện ma túy
Người có thẩm quyền xác định người nghiện ma túy khi đủ các điều kiện sau:
1. Là bác sỹ hoặc y sỹ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và có chứng chỉ tập huấn về điều trị cắt cơn nghiện ma túy do Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp.
2. Thuộc trong các đối tượng sau
a) Trạm trưởng trạm Y tế cấp xã;
b) Bệnh xá trưởng Bệnh xá Quân y;
c) Giám đốc, Trưởng khoa Khám bệnh các Phòng khám khu vực, Bệnh viện cấp huyện trở lên;
d) Giám đốc, Trưởng Phòng Y tế của Trung tâm cai nghiện ma túy.

Tại Điều 6 Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA quy định về thủ tục xác định người nghiện ma túy như sau:

Thủ tục xác định người nghiện ma túy
1. Hồ sơ đề nghị xác định người nghiện ma túy gồm:
a) Văn bản đề nghị xác định người nghiện ma túy của công an cấp xã;
b) Sơ yếu lý lịch tóm tắt của người được đề nghị xác định nghiện ma túy theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản sao tài liệu chứng minh hành vi sử dụng ma túy bất hợp pháp.
2. Thủ tục xác định người nghiện ma túy
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị xác định người nghiện ma túy của Công an cấp xã, người có thẩm quyền xác định người nghiện ma túy tại Khoản 1 Điều này, căn cứ vào tiêu chuẩn xác định nghiện ma túy theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế để xác định tình trạng nghiện ma túy;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, người có thẩm quyền xác định người nghiện ma túy phải trả lời bằng văn bản kết quả xác định nghiện ma túy theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.

Hồ sơ đề nghị xác định người nghiện ma túy gồm: Văn bản đề nghị xác định người nghiện ma túy của công an cấp xã; Sơ yếu lý lịch tóm tắt của người được đề nghị xác định nghiện ma túy; Bản sao tài liệu chứng minh hành vi sử dụng ma túy bất hợp pháp.

Thủ tục xác định người nghiện ma túy: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị xác định người nghiện ma túy của Công an cấp xã, người có thẩm quyền xác định người nghiện ma túy, căn cứ vào tiêu chuẩn xác định nghiện ma túy theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế để xác định tình trạng nghiện ma túy; Trong thời hạn 02 ngày làm việc, người có thẩm quyền xác định người nghiện ma túy phải trả lời bằng văn bản kết quả xác định nghiện ma túy.

Việc xác định người nghiện ma túy có thẩm quyền và thủ tục xác định như thế nào?

Việc xác định người nghiện ma túy có thẩm quyền và thủ tục xác định như thế nào? (Hình từ Internet)

Điều kiện đối với cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng là gì?

Tại Điều 7 Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA quy định về điều kiện đối với cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng như sau:

Điều kiện đối với cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng
1. Trường hợp thành lập cơ sở điều trị cắt cơn riêng biệt
a) Về cơ sở vật chất, thiết bị: cơ sở điều trị cắt cơn phải xây dựng thành khu liên hoàn, cách ly với môi trường bên ngoài để tránh thẩm lậu ma túy và tối thiểu phải có 03 phòng chức năng và các thiết bị kèm theo như sau:
- Phòng khám và cấp cứu: Diện tích tối thiểu 10m2 trong đó có tủ thuốc với đầy đủ các danh mục thuốc, dụng cụ cấp cứu theo quy định của Bộ Y tế;
- Phòng lưu bệnh nhân: Diện tích tối thiểu 8m2 và bằng hoặc lớn hơn 4m2/người điều trị; phòng phải thoáng mát về mùa hè, kín gió về mùa đông và trong phòng có đủ mỗi bệnh nhân 01 bộ dụng cụ sinh hoạt gồm giường, chiếu, ga, gối, chăn, màn;
- Phòng thường trực của cán bộ y tế, bảo vệ.
b) Về cán bộ phải có tối thiểu 04 người gồm: Phụ trách đơn vị điều trị cắt cơn là y, bác sỹ chuyên khoa tâm thần hoặc đa khoa có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và có chứng chỉ tập huấn về điều trị cắt cơn nghiện ma túy; 01 y, bác sỹ điều trị; 01 điều dưỡng viên; 01 bảo vệ.
2. Trường hợp không thành lập cơ sở điều trị cắt cơn riêng biệt theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Nghị định số 94/2010/NĐ-CP mà thực hiện kết hợp với Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, các cơ sở khác được phép điều trị cắt cơn trong khu vực để tổ chức điều trị cắt cơn cho người nghiện ma túy thì khu vực điều trị cắt cơn phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Về cơ sở vật chất, thiết bị: Khu vực để tổ chức điều trị cắt cơn phải bảo đảm cách ly với môi trường bên ngoài để tránh thẩm lậu ma túy; có đầy đủ dụng cụ sinh hoạt cho người nghiện ma túy theo định mức 01 người/01 bộ dụng cụ sinh hoạt gồm: giường, chiếu, ga, gối, chăn, màn; có tủ thuốc với đầy đủ các danh mục thuốc, dụng cụ cấp cứu theo quy định của Bộ Y tế;
b) Về nhân sự: cán bộ điều trị cắt cơn, giải độc cho người nghiện ma túy phải qua đào tạo, tập huấn về điều trị hỗ trợ cắt cơn nghiện ma túy và được Sở Y tế cấp chứng chỉ.

Cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng phải đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên mới có thể thành lập cơ sở điều trị cắt cơn riêng biệt.

Hoạt động của cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng là gì?

Tại Điều 8 Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA quy định về hoạt động của cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng như sau:

Hoạt động của cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng
1. Hoạt động chuyên môn về cắt cơn
a) Lập hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định. Việc ghi chép, bảo quản hồ sơ bệnh án phải thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Thực hiện chế độ điều trị cắt cơn theo phác đồ do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
2. Hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tại cơ sở.
a) Tuyên truyền, giáo dục cho người cai nghiện nâng cao nhận thức, thực hiện các hành vi an toàn dự phòng lây truyền HIV và các bệnh truyền nhiễm khác tại cơ sở;
b) Thực hiện các chế độ kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định của Bộ Y tế;
c) Bảo đảm liên tục trong điều trị thuốc kháng HIV đối với các trường hợp người người nghiện ma túy đang được điều trị bằng thuốc kháng HIV.
3. Bảo đảm trật tự, an toàn cho đối tượng điều trị cắt cơn tại cơ sở, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phòng tránh thẩm lậu ma túy và các hành vi mất an toàn khác của đối tượng.
4. Hướng dẫn gia đình quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người nghiện ma túy trong quá trình điều trị cắt cơn, tư vấn, động viên, khích lệ để họ an tâm điều trị.

Hoạt động của cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng gồm các hoạt động chuyên môn về cắt cơn; phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tại cơ sở; Bảo đảm trật tự, an toàn cho đối tượng điều trị cắt cơn tại cơ sở, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phòng tránh thẩm lậu ma túy và các hành vi mất an toàn khác của đối tượng. Hướng dẫn gia đình quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người nghiện ma túy trong quá trình điều trị cắt cơn, tư vấn, động viên, khích lệ để họ an tâm điều trị.

Trân trọng!

Nguyễn Hữu Vi

Người nghiện ma túy
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người nghiện ma túy
Hỏi đáp pháp luật
Việc xác định người nghiện ma túy có thẩm quyền và thủ tục xác định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người nghiện ma túy
425 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người nghiện ma túy
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào