Quy định về thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ về bảo vệ môi trường?

Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ về bảo vệ môi trường được quy định như thế nào? Trình tự, thủ tục kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường được quy định ra sao? Xử lý kết quả kiểm tra về bảo vệ môi trường quy định như thế nào?

Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ về bảo vệ môi trường được quy định như thế nào?

Tại khoản 3 Điều 163 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ được quy định như sau:

3. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng;
c) Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về an ninh;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ quan có chức năng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ quan có chức năng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 163 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định:

4. Kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường được lồng ghép trong quá trình xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra về bảo vệ môi trường; bảo đảm không chồng chéo với kế hoạch thanh tra, giữa kế hoạch kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường và kế hoạch kiểm tra của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trừ trường hợp kiểm tra, thanh tra đột xuất quy định tại Khoản 3 Điều 162 Nghị định này và Điểm b Khoản 1 Điều này.

Theo đó, thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ được quy định như sau:

- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng;

- Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về an ninh;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ quan có chức năng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ quan có chức năng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Quy định về thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ về bảo vệ môi trường?

Quy định về thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ về bảo vệ môi trường? (Hình từ Internet)

Trình tự, thủ tục kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường được quy định ra sao?

Tại khoản 5 Điều 163 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường được quy định như sau:

5. Trình tự, thủ tục kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường được quy định như sau:
a) Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quy định tại Khoản 1 Điều 160 Luật Bảo vệ môi trườnghoặc Thủ trưởng cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ban hành quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Quyết định kiểm tra phải ghi rõ những nội dung chính sau: ngày, tháng, năm ban hành quyết định kiểm tra; căn cứ ban hành quyết định kiểm tra; hình thức kiểm tra (ghi rõ kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất); họ, tên cá nhân, tên tổ chức, đại diện hộ gia đình; địa điểm kiểm tra; họ, tên, chức vụ của Trưởng đoàn và thành viên đoàn kiểm tra; họ, tên, chức vụ của người ban hành quyết định kiểm tra; nội dung kiểm tra; thời hạn kiểm tra.
Khi xét thấy cần có sự đánh giá về nội dung liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận thì Trưởng đoàn kiểm tra đề nghị người ra quyết định kiểm tra quyết định trưng cầu tổ chức có chức năng để giám định, kiểm định, quan trắc, đo đạc và phân tích mẫu môi trường. Việc trưng cầu giám định phải bằng văn bản, trong đó ghi rõ yêu cầu, nội dung, thời gian thực hiện, cơ quan, tổ chức giám định hoặc ghi ngay tại quyết định kiểm tra quy định tại Khoản này. Tổ chức giám định, kiểm định, quan trắc, đo đạc và phân tích mẫu môi trường phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, khách quan, kịp thời của kết quả giám định do mình thực hiện;
c) Thành phần đoàn kiểm tra:
Thành phần đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm: cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan ra quyết định kiểm tra; các chuyên gia trong trường hợp cần thiết và thành phần khác do người có thẩm quyền thành lập đoàn kiểm tra quyết định; đại diện cơ quan phối hợp nơi tiến hành kiểm tra, đại diện lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, đại diện của các cơ quan chuyên môn cùng cấp thuộc ngành, lĩnh vực có liên quan đến nội dung, đối tượng kiểm tra, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất hoặc các cơ quan này có văn bản về việc không cử đại diện tham gia đoàn kiểm tra. Các cơ quan chuyên môn cùng cấp thuộc ngành, lĩnh vực có liên quan phải cử đại diện tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường khi có đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trường hợp không cử được cán bộ thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị phải có văn bản trả lời.
Thành phần đoàn kiểm tra của Ủy ban nhân dân cấp xã gồm: cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan ra quyết định kiểm tra, đại diện cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp trên và thành phần khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.
Thành phần đoàn kiểm tra của lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường do Thủ trưởng cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều này quyết định; mời đại diện cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cùng cấp tham gia. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường có trách nhiệm cử cán bộ phối hợp tham gia đoàn kiểm tra khi nhận được đề nghị của lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường về việc triển khai đoàn kiểm tra, trường hợp không cử cán bộ tham gia thì phải kịp thời có văn bản trả lời lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường. Thành phần phiên làm việc đầu tiên của đoàn kiểm tra do Trưởng đoàn kiểm tra quyết định.
Các thành viên đoàn kiểm tra theo quy định tại Khoản này không tham gia phải có văn bản báo cáo Trưởng đoàn kiểm tra;
d) Nội dung kiểm tra:
Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường theo yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; kiểm tra các hoạt động có liên quan đến dấu hiệu hoạt động phạm tội, vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm môi trường; hoạt động liên quan đến nội dung tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có tin báo, phản ánh về vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm môi trường;
đ) Thời hạn kiểm tra:
Thời hạn một cuộc kiểm tra đối với một tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tối đa không quá 07 ngày, kể từ ngày bắt đầu tiến hành kiểm tra tại nơi được kiểm tra. Trường hợp vụ việc phức tạp, phạm vi kiểm tra rộng, thời hạn kiểm tra là 15 ngày, kể từ ngày bắt đầu tiến hành kiểm tra. Thời hạn kiểm tra không bao gồm thời gian phân tích, giám định, kiểm định mẫu môi trường (nếu có).
Mẫu quyết định thành lập đoàn kiểm tra do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định;
e) Quyết định kiểm tra phải được gửi cho đối tượng kiểm tra chậm nhất 05 ngày, kể từ ngày ban hành, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất không báo trước theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 160 Luật Bảo vệ môi trường, pháp luật về cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường và pháp luật khác có liên quan. Trưởng đoàn kiểm tra phải tiến hành kiểm tra chậm nhất 10 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định kiểm tra;
g) Trong trường hợp kiểm tra đột xuất không báo trước, sau khi xuất trình quyết định kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra được quyền tiếp cận ngay khu vực phát sinh chất thải, khu vực có công trình, thiết bị thu gom, xử lý nước thải, khí thải và điểm xả thải và các khu vực khác trong phạm vi quyết định kiểm tra để triển khai các hoạt động kiểm tra theo thẩm quyền. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân là đối tượng kiểm tra phải cử người đại diện có mặt ngay để làm việc với Đoàn kiểm tra, chấp hành các yêu cầu của Đoàn kiểm tra để bảo đảm việc kiểm tra được thực hiện theo đúng nội dung, yêu cầu, trình tự, thủ tục được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật và trong quyết định kiểm tra.
Trường hợp đối tượng kiểm tra có hành vi không hợp tác hoặc cản trở hoạt động kiểm tra đột xuất, Trưởng đoàn kiểm tra phối hợp với lực lượng Công an nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã sử dụng các biện pháp nghiệp vụ theo quy định để tiếp cận hiện trường phục vụ hoạt động kiểm tra và lập biên bản vụ việc.
Người đại diện theo pháp luật của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được kiểm tra có trách nhiệm ký các biên bản làm việc, biên bản lấy mẫu môi trường, trường hợp người đại diện theo pháp luật không có mặt, đại diện của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có mặt tại hiện trường có trách nhiệm ký biên bản. Trường hợp không có đại diện của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoặc đại diện của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không ký biên bản thì đề nghị đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đại diện Công an xã ký biên bản với vai trò người chứng kiến;
h) Việc kiểm tra phải được lập thành biên bản có Trưởng đoàn kiểm tra, đại diện theo pháp luật của tổ chức ký, đóng dấu theo quy định của pháp luật, đại diện hộ gia đình, cá nhân được kiểm tra ký, ghi rõ họ tên;
i) Trong quá trình kiểm tra, căn cứ tình hình thực tế, Trưởng đoàn kiểm tra đề xuất Thủ trưởng cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền tổ chức thanh tra đột xuất đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được kiểm tra theo quy định tại Khoản 3 Điều 162 Nghị định này.

Xử lý kết quả kiểm tra về bảo vệ môi trường quy định như thế nào?

Tại khoản 6 Điều 163 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về xử lý kết quả kiểm tra như sau:

6. Xử lý kết quả kiểm tra:
a) Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển người có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Kết quả kiểm tra phải được Thủ trưởng, người có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra thông báo bằng văn bản và phải gửi cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được kiểm tra và các cơ quan, đơn vị có liên quan. Thời hạn thông báo kết quả kiểm tra tối đa là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc hoạt động kiểm tra và có kết quả phân tích mẫu môi trường (nếu có) đối với trường hợp không thuộc quy định tại điểm a khoản này hoặc tối đa 15 ngày, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quyết định việc xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Thông báo kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường phải được gửi về cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cùng cấp, trừ kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các dự án, cơ sở thuộc lĩnh vực bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh;

Ngoài ra, khoản 7 Điều 163 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định:

7. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về một số đặc thù trong trình tự, thủ tục triển khai đoàn kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với các dự án, cơ sở thuộc lĩnh vực bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.

Trân trọng!

Nguyễn Hữu Vi

Bảo vệ môi trường
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bảo vệ môi trường
Hỏi đáp pháp luật
Rừng trồng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chiến dịch Giờ trái đất 2024 bắt đầu lúc mấy giờ, thứ mấy? Ngày 23 tháng 3 năm 2024 là ngày mấy âm lịch?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án cuộc thi trực tuyến hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 kỳ 1?
Hỏi đáp Pháp luật
Xả nước thải ra môi trường là vi phạm gì? Hệ thống xử lý nước thải phải đảm bảo yêu cầu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Xả nước thải ra môi trường bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Chức năng của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Giờ Trái Đất được tổ chức lần đầu tiên ở quốc gia nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tạm sử dụng rừng là gì? Ai có thẩm quyền quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng?
Hỏi đáp Pháp luật
Quan trắc nước thải là gì? Quy định về tần suất quan trắc nước thải định kỳ năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Quỹ Bảo vệ môi trường là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập quỹ bảo vệ môi trường?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bảo vệ môi trường
1136 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bảo vệ môi trường
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào