Các điều kiện thụ lý tố cáo trong quy trình giải quyết tố cáo của Công an nhân dân được tiếp nhận tố cáo, kiểm tra như thế nào?

Tiếp nhận tố cáo, kiểm tra các điều kiện thụ lý tố cáo trong quy trình giải quyết tố cáo của Công an nhân dân? Ban hành quyết định thụ lý tố cáo, quyết định thành lập Đoàn xác minh hoặc Tổ xác minh nội dung tố cáo trong quy trình giải quyết tố cáo của Công an nhân dân? Mong anh chị Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn.

Tiếp nhận tố cáo, kiểm tra các điều kiện thụ lý tố cáo trong quy trình giải quyết tố cáo của Công an nhân dân?

Tại Điều 9 Thông tư 129/2020/TT-BCA quy định tiếp nhận tố cáo, kiểm tra các điều kiện thụ lý tố cáo như sau:

1. Khi nhận nội dung tố cáo thuộc thẩm quyền, trong thời hạn 07 ngày làm việc, người giải quyết tố cáo phải tự mình hoặc giao cho cơ quan, đơn vị, cá nhân có chức năng tiến hành kiểm tra, xác minh về họ tên, địa chỉ người tố cáo; làm việc trực tiếp với người tố cáo và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (nếu cần thiết) để xác định các điều kiện thụ lý tố cáo theo quy định tại Điều 29 Luật Tố cáo; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm hoặc phải ủy quyền cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh thì thời hạn kiểm tra có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc. Việc ủy quyền kiểm tra, xác minh thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.
2. Trường hợp tố cáo không đủ điều kiện thụ lý thì người giải quyết tố cáo không thụ lý và thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu quy định cho người tố cáo biết lý do không thụ lý tố cáo; trường hợp việc kiểm tra, xác minh các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này được giao cho cơ quan, đơn vị, cá nhân có chức năng thì cơ quan, đơn vị, cá nhân đó báo cáo đề xuất trình người giải quyết tố cáo ký văn bản thông báo.
3. Trường hợp không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc tố cáo không đủ điều kiện thụ lý do cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển đến thì người giải quyết tố cáo xử lý theo quy định tại Điều 7 Thông tư này và khoản 2 Điều 26, Luật Tố cáo.
4. Trường hợp tố cáo đủ điều kiện thụ lý thì người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo, cơ quan, đơn vị, cá nhân có chức năng được giao kiểm tra, xác minh các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này báo cáo, đề xuất, trình người giải quyết tố cáo ban hành quyết định thụ lý tố cáo.
5. Trường hợp hành vi bị tố cáo đang diễn ra gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân thì người có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải tự mình hoặc giao cho cơ quan, đơn vị, cá nhân có chức năng áp dụng ngay biện pháp cần thiết để ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm.

Theo đó, khi nhận nội dung tố cáo thuộc thẩm quyền, trong thời hạn 07 ngày làm việc, người giải quyết tố cáo phải tự mình hoặc giao cho cơ quan, đơn vị, cá nhân có chức năng tiến hành kiểm tra, xác minh về họ tên, địa chỉ người tố cáo; làm việc trực tiếp với người tố cáo và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (nếu cần thiết) để xác định các điều kiện thụ lý tố cáo theo quy định tại Điều 29 Luật Tố cáo; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm hoặc phải ủy quyền cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh thì thời hạn kiểm tra có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc. Việc ủy quyền kiểm tra, xác minh thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.

Các điều kiện thụ lý tố cáo trong quy trình giải quyết tố cáo của Công an nhân dân được tiếp nhận tố cáo, kiểm tra như thế nào?

Các điều kiện thụ lý tố cáo trong quy trình giải quyết tố cáo của Công an nhân dân được tiếp nhận tố cáo, kiểm tra như thế nào? (Hình từ Internet)

Ban hành quyết định thụ lý tố cáo, quyết định thành lập Đoàn xác minh hoặc Tổ xác minh nội dung tố cáo trong quy trình giải quyết tố cáo của Công an nhân dân?

Theo Điều 10 Thông tư 129/2020/TT-BCA quy định ban hành quyết định thụ lý tố cáo, quyết định thành lập Đoàn xác minh hoặc Tổ xác minh nội dung tố cáo, theo đó:

1. Người giải quyết tố cáo phải ban hành quyết định thụ lý tố cáo theo biểu mẫu quy định. Việc thay đổi, bổ sung nội dung quyết định thụ lý phải thực hiện bằng quyết định của người giải quyết tố cáo.
2. Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc thành lập Đoàn xác minh hoặc Tổ xác minh (gọi chung là Tổ xác minh) có từ hai người trở lên, trong đó giao cho một người là Trưởng đoàn xác minh hoặc Tổ trưởng Tổ xác minh (gọi chung là Tổ trưởng Tổ xác minh); trường hợp người bị tố cáo thuộc diện quản lý của cấp ủy địa phương, nếu cần thiết, người giải quyết tố cáo hoặc Thủ trưởng cơ quan thanh tra hoặc cơ quan khác được giao xác minh đề nghị cấp ủy địa phương đó cử cán bộ Ủy ban kiểm tra Đảng tham gia Tổ xác minh. Quyết định thành lập Tổ xác minh phải nêu rõ họ tên, chức vụ của người ra quyết định; họ tên, chức vụ của Tổ trưởng và các thành viên Tổ xác minh; các nội dung cần xác minh. Quyết định thành lập Tổ xác minh thực hiện theo biểu mẫu quy định.
3. Trường hợp người giải quyết tố cáo giao nhiệm vụ cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, đơn vị, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo thì phải có văn bản giao xác minh nội dung tố cáo. Văn bản giao xác minh nội dung tố cáo thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Tố cáo. Thủ trưởng cơ quan thanh tra hoặc cơ quan, đơn vị, cá nhân khác được giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo có trách nhiệm thành lập Tổ xác minh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Người giải quyết tố cáo hoặc Thủ trưởng cơ quan thanh tra hoặc cơ quan, đơn vị, cá nhân khác được giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo không giao nhiệm vụ làm Tổ trưởng Tổ xác minh và thành viên Tổ xác minh cho những người có vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu; anh, chị em ruột của bản thân hoặc của vợ hoặc chồng là người bị tố cáo hoặc có lợi ích liên quan trực tiếp đến người bị tố cáo.

Trân trọng!

Nguyễn Minh Tài

Tố cáo
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tố cáo
Hỏi đáp Pháp luật
Có được gia hạn thời gian giải quyết tố cáo không?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc tố cáo nặc danh có được xử lý không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin rút tố cáo mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn tố cáo lừa đảo qua mạng mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp pháp luật
Tố cáo chưa được giải quyết có được tố cáo tiếp không?
Hỏi đáp pháp luật
Người tố cáo muốn bảo mật thông tin thì có phải ghi họ tên trên đơn tố cáo không?
Hỏi đáp pháp luật
Người bị tố cáo có quyền giải trình không?
Hỏi đáp pháp luật
Tố cáo giáo viên vi phạm lần 2 ai có quyền giải quyết?
Hỏi đáp pháp luật
Rút tố cáo vẫn phải bồi thường cho người bị tố cáo?
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp nào sẽ không thụ lý tố cáo?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tố cáo
1158 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tố cáo
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào