Thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp dưới trực tiếp về giải quyết tố cáo như thế nào?

Giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp dưới trực tiếp? Xử lý tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo trong quy trình giải quyết tố cáo của Công an nhân dân? Xử lý việc rút tố cáo trong quy trình giải quyết tố cáo của Công an nhân dân? Mong anh chị Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn.

Giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp dưới trực tiếp?

Tại Điều 6 Thông tư 129/2020/TT-BCA quy định giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp dưới trực tiếp, như sau:

1. Khi có căn cứ xác định việc giải quyết tố cáo của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp dưới có vi phạm pháp luật hoặc có dấu hiệu không khách quan trong việc giải quyết tố cáo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp trên trực tiếp có văn bản yêu cầu Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp dưới chấm dứt việc giải quyết tố cáo, chuyển hồ sơ vụ việc để giải quyết tố cáo.
2. Khi tiếp nhận tố cáo thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết tố cáo báo cáo và chuyển vụ việc tố cáo đến Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp để giải quyết tố cáo.
3. Khi xét thấy cần thiết, Bộ trưởng Bộ Công an trực tiếp giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp dưới đối với vụ việc tố cáo phức tạp hoặc đặc biệt phức tạp, gây dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành Công an.
4. Việc giải quyết tố cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo và quy trình quy định tại Thông tư này.

Theo đó, khi có căn cứ xác định việc giải quyết tố cáo của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp dưới có vi phạm pháp luật hoặc có dấu hiệu không khách quan trong việc giải quyết tố cáo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp trên trực tiếp có văn bản yêu cầu Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp dưới chấm dứt việc giải quyết tố cáo, chuyển hồ sơ vụ việc để giải quyết tố cáo.

Thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp dưới trực tiếp về giải quyết tố cáo như thế nào?

Thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp dưới trực tiếp về giải quyết tố cáo như thế nào? (Hình từ Internet)

Xử lý tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo trong quy trình giải quyết tố cáo của Công an nhân dân?

Theo Điều 7 Thông tư 129/2020/TT-BCA quy định xử lý tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cụ thể như sau:

Khi nhận được thông tin tố cáo quy định tại khoản 2 Điều 25 của Luật Tố cáo, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an có thẩm quyền giải quyết tố cáo tổ chức kiểm tra thông tin về người bị tố cáo, hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo, các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được nêu trong nội dung tố cáo và các thông tin khác có liên quan, nếu có tài liệu cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật, người vi phạm và có cơ sở để xác minh thì tiến hành kiểm tra hoặc thanh tra đột xuất phục vụ công tác quản lý; nếu không có tài liệu cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật hoặc không có cơ sở để xác minh thì không xem xét, xử lý.

Xử lý việc rút tố cáo trong quy trình giải quyết tố cáo của Công an nhân dân?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 129/2020/TT-BCA quy định xử lý việc rút tố cáo trong quy trình giải quyết tố cáo của Công an nhân dân, theo đó:

1. Trường hợp chưa ra quyết định thụ lý tố cáo mà người tố cáo có đơn rút một phần hoặc toàn bộ nội dung tố cáo thì người giải quyết tố cáo trực tiếp hoặc giao cho cơ quan thanh tra hoặc cơ quan, đơn vị, cá nhân khác làm việc với người tố cáo. Nếu xác định đơn rút tố cáo là của người tố cáo, việc rút tố cáo là tự nguyện và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Tố cáo thì người giải quyết tố cáo xử lý như sau:
a) Trường hợp người tố cáo rút một phần nội dung tố cáo thì chỉ quyết định thụ lý nội dung tố cáo mà người tố cáo không rút;
b) Trường hợp rút toàn bộ nội dung tố cáo thì không thụ lý tố cáo;
c) Trường hợp người tố cáo không đến làm việc thì ra văn bản thông báo không thụ lý một phần hoặc toàn bộ nội dung tố cáo và gửi về địa chỉ của người tố cáo.
2. Trường hợp người tố cáo rút tố cáo nhưng có căn cứ xác định người tố cáo cố ý tố cáo sai sự thật để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì tố cáo vẫn phải được giải quyết, người tố cáo phải chịu trách nhiệm về hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc thì vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết. Người giải quyết tố cáo áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo theo quy định; xử lý người có hành vi đe dọa, mua chuộc người tố cáo.
3. Người tố cáo rút tố cáo không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 33 Luật Tố cáo.

Trân trọng!

Nguyễn Minh Tài

Tố cáo
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tố cáo
Hỏi đáp Pháp luật
Có được gia hạn thời gian giải quyết tố cáo không?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc tố cáo nặc danh có được xử lý không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin rút tố cáo mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn tố cáo lừa đảo qua mạng mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp pháp luật
Tố cáo chưa được giải quyết có được tố cáo tiếp không?
Hỏi đáp pháp luật
Người tố cáo muốn bảo mật thông tin thì có phải ghi họ tên trên đơn tố cáo không?
Hỏi đáp pháp luật
Người bị tố cáo có quyền giải trình không?
Hỏi đáp pháp luật
Tố cáo giáo viên vi phạm lần 2 ai có quyền giải quyết?
Hỏi đáp pháp luật
Rút tố cáo vẫn phải bồi thường cho người bị tố cáo?
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp nào sẽ không thụ lý tố cáo?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tố cáo
505 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tố cáo
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào