Những công trình hàng hải nào được bảo vệ?

Bảo vệ công trình hàng hải gồm những công trình nào? Xác định phạm vi bảo vệ công trình hàng hải trong một số trường hợp đặc biệt ra sao? Xin được giải đáp.

Bảo vệ công trình hàng hải gồm những công trình nào?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 143/2017/NĐ-CP quy định phạm vi bảo vệ công trình hàng hải như sau:

1. Công trình hàng hải bao gồm bến cảng, cầu cảng, cảng dầu khí ngoài khơi, bến phao, luồng hàng hải, vũng quay tàu, báo hiệu hàng hải, hệ thống hỗ trợ hàng hải, đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ được đầu tư xây dựng hoặc thiết lập trong vùng nước cảng biển và vùng biển của Việt Nam.
2. Phạm vi bảo vệ công trình bến cảng, cầu cảng được tính từ rìa ngoài cùng của công trình đến hết giới hạn phía ngoài của vùng nước trước bến cảng, cầu cảng.
3. Phạm vi bảo vệ công trình bến cảng, cầu cảng, bến trụ tựa có kết hợp phao neo hoặc trụ neo được tính từ vị trí tâm rùa neo phao neo hoặc tâm của trụ neo và rìa ngoài cùng của công trình bến cảng, cầu cảng, bến trụ tựa ra đến hết giới hạn phía ngoài của vùng nước trước bến theo thiết kế và về các phía còn lại được xác định theo quy chuẩn kỹ thuật công trình, cụ thể như sau:
a) Tối thiểu 60 m đối với công trình có cao độ đáy bến thiết kế hoặc phao neo có chiều sâu khu nước tính từ đáy bến đến mực nước thấp thiết kế lớn hơn 20 m;
b) Tối thiểu 50 m đối với công trình có cao độ đáy bến thiết kế hoặc phao neo có chiều sâu khu nước tính từ đáy bến đến mực nước thấp thiết kế từ 16 m đến 20 m;
c) Tối thiểu 40 m đối với công trình có cao độ đáy bến thiết kế hoặc phao neo có chiều sâu khu nước tính từ đáy bến đến mực nước thấp thiết kế từ 12 m đến 16 m;
d) Tối thiểu 30 m đối với công trình có cao độ đáy bến thiết kế hoặc phao neo có chiều sâu khu nước tính từ đáy bến đến mực nước thấp thiết kế từ 8 m đến 12 m;
đ) Tối thiểu 20 m đối với công trình có cao độ đáy bến thiết kế hoặc phao neo có chiều sâu khu nước tính từ đáy bến đến mực nước thấp thiết kế nhỏ hơn 8 m;
e) Trường hợp phạm vi bảo vệ công trình bến cảng, cầu cảng, bến trụ tựa, phao neo phụ trợ trùng với hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa hoặc vượt qua mép bờ tự nhiên về phía bờ, vượt qua giới hạn phía ngoài của vùng nước trước bến thì phạm vi bảo vệ công trình được xác định đến hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa hoặc mép bờ tự nhiên, giới hạn phía ngoài vùng nước trước bến.
4. Phạm vi bảo vệ công trình cảng dầu khí ngoài khơi được giới hạn bởi vành đai an toàn có chiều rộng 500 m tính từ điểm nhô ra xa nhất của công trình cảng dầu khí ngoài khơi và vùng cấm hành hải, thả neo có chiều rộng 02 hải lý tính từ vị trí tọa độ của công trình cảng dầu khí ngoài khơi.
5. Phạm vi bảo vệ công trình bến phao được tính từ vị trí tâm rùa neo bến phao đến hết giới hạn vùng nước neo đậu tàu theo thiết kế và từ đường nối các vị trí tâm rùa neo về các phía còn lại được xác định theo quy chuẩn kỹ thuật phao neo, cụ thể như sau:
a) Tối thiểu 60 m đối với công trình có chiều sâu khu nước tính từ cao độ đáy bến đến mực nước thấp thiết kế lớn hơn 20 m;
b) Tối thiểu 50 m đối với khu vực bến phao có chiều sâu khu nước tính từ cao độ đáy bến đến mực nước thấp thiết kế từ 16 m đến 20 m;
c) Tối thiểu 40 m đối với khu vực bến phao có chiều sâu khu nước tính từ cao độ đáy bến đến mực nước thấp thiết kế từ 12 m đến 16 m;
d) Tối thiểu 30 m đối với khu vực bến phao có chiều sâu khu nước tính từ cao độ đáy bến đến mực nước thấp thiết kế từ 8 m đến 12 m;
đ) Tối thiểu 20 m đối với khu vực bến phao có chiều sâu khu nước tính từ cao độ đáy bến đến mực nước thấp thiết kế nhỏ hơn 8 m.
6. Phạm vi bảo vệ công trình trụ đỡ băng chuyền, đường ống (đối với bến cảng, cầu cảng có hệ thống trụ đỡ băng chuyền, đường ống) được tính từ rìa ngoài cùng của công trình theo phương thẳng đứng ra hai bên tối thiểu là 5 m.
7. Phạm vi bảo vệ luồng hàng hải được tính từ vị trí của tâm rùa neo phao báo hiệu luồng hàng hải ra hai bên luồng được xác định theo quy chuẩn kỹ thuật luồng hàng hải, cụ thể như sau:
a) Tối thiểu 60 m đối với luồng hàng hải có bề rộng luồng lớn hơn 210 m và cao độ đáy thiết kế lớn hơn 20 m ở cửa biển, trên biển, cửa vịnh hở; luồng trong sông, trong vịnh kín hoặc kênh đào bề rộng luồng lớn hơn 230 m, cao độ đáy thiết kế lớn hơn 17 m;
b) Tối thiểu 50 m đối với luồng hàng hải có bề rộng luồng từ 190 m đến 210 m và cao độ đáy thiết kế từ 16 m đến 20 m ở cửa biển, trên biển, cửa vịnh hở; luồng trong sông, trong vịnh kín hoặc kênh đào có bề rộng luồng từ 210 m đến 230 m, cao độ đáy thiết kế từ 14 m đến 17 m;
c) Tối thiểu 40 m đối với luồng hàng hải có bề rộng luồng từ 140 m đến 190 m và cao độ đáy thiết kế từ 14 m đến 16 m ở cửa biển, trên biển, cửa vịnh hở; luồng trong sông, trong vịnh kín hoặc kênh đào có bề rộng luồng từ 150 m đến 210 m và cao độ đáy thiết kế từ 12 m đến 14 m;
d) Tối thiểu 30 m đối với luồng hàng hải có bề rộng luồng từ 80 m đến 140 m và cao độ đáy thiết kế từ 8 m đến 14 m ở cửa biển, trên biển, cửa vịnh hở; luồng trong sông, trong vịnh kín hoặc kênh đào có bề rộng luồng từ 90 m đến 150 m và cao độ đáy thiết kế từ 7 m đến 12 m;
đ) Tối thiểu 20 m đối với luồng hàng hải có bề rộng luồng nhỏ hơn 80 m và cao độ đáy thiết kế nhỏ hơn 8 m ở cửa biển, trên biển, cửa vịnh hở; luồng trong sông, trong vịnh kín hoặc kênh đào có bề rộng luồng nhỏ hơn 90 m và cao độ đáy thiết kế nhỏ hơn 7 m.
8. Phạm vi bảo vệ công trình chỉnh trị được xác định cụ thể như sau:
a) Đối với công trình đê chắn sóng, đê chắn cát được tính từ chân đê về phía luồng tối thiểu là 20 m; về phía biển tối thiểu là 200 m; về phía bờ tối thiểu là 25 m;
b) Đối với công trình kè bảo vệ bờ được tính từ đầu kè về hai phía tối thiểu là 50 m; từ chân kè trở ra luồng tối thiểu là 20 m; từ chân kè về phía bờ tối thiểu là 5 m đối với khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch và 25 m đối với khu vực khác;
c) Đối với công trình kè chỉnh trị khác được tính từ chân kè ra phía ngoài tối thiểu là 50 m,
9. Phạm vi bảo vệ công trình báo hiệu hàng hải được tính từ tâm của báo hiệu hàng hải (tâm của đèn biển, tâm của rùa neo phao báo hiệu nổi) ra phía ngoài được xác định theo quy chuẩn kỹ thuật báo hiệu hàng hải, cụ thể như sau:
a) Tối thiểu 60 m đối với đèn biển có tầm hiệu lực ánh sáng lớn hơn 20 hải lý hoặc phao báo hiệu nổi có độ sâu tại vị trí thả phao lớn hơn 20 m tính đến mực nước thấp thiết kế;
b) Tối thiểu 50 m đối với đèn biển có tầm hiệu lực ánh sáng từ 15 hải lý đến 20 hải lý hoặc phao báo hiệu nổi có độ sâu tại vị trí thả phao từ 16 m đến 20 m tính đến mực nước thấp thiết kế;
c) Tối thiểu 40 m đối với đèn biển có tầm hiệu lực ánh sáng từ 10 hải lý đến 15 hải lý hoặc phao báo hiệu nổi có độ sâu tại vị trí thả phao từ 12 m đến 16 m tính đến mực nước thấp thiết kế;
d) Tối thiểu 30 m đối với đèn biển có tầm hiệu lực ánh sáng nhỏ hơn 10 hải lý hoặc phao báo hiệu nổi có độ sâu tại vị trí thả phao từ 8 m đến 12 m tính đến mực nước thấp thiết kế;
đ) Tối thiểu 20 m đối với báo hiệu hàng hải khác.
10. Phạm vi bảo vệ công trình hàng hải phần trên không (chiều cao tĩnh không), phần dưới mặt đất được xác định cụ thể đối với từng công trình trên cơ sở quy hoạch phát triển cảng biển và luồng hàng hải, quy chuẩn kỹ thuật và quy định có liên quan của pháp luật.
11. Cơ quan có thẩm quyền khi thỏa thuận vị trí xây dựng, công bố đưa công trình hàng hải vào sử dụng theo quy định phải bao gồm cả nội dung về phạm vi bảo vệ công trình hàng hải.

Theo đó, bảo vệ công trình hàng hải gồm bến cảng, cầu cảng, cảng dầu khí ngoài khơi, bến phao, luồng hàng hải, vũng quay tàu, báo hiệu hàng hải, hệ thống hỗ trợ hàng hải, đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ được đầu tư xây dựng hoặc thiết lập trong vùng nước cảng biển và vùng biển của Việt Nam.

Những công trình hàng hải nào được bảo vệ?

Những công trình hàng hải nào được bảo vệ? (Hình từ Internet)

Xác định phạm vi bảo vệ công trình hàng hải trong một số trường hợp đặc biệt ra sao?

Theo Điều 6 Nghị định 143/2017/NĐ-CP quy định xác định phạm vi bảo vệ công trình hàng hải trong một số trường hợp đặc biệt như sau:

1. Trường hợp phạm vi bảo vệ công trình hàng hải trùng với phạm vi bảo vệ các công trình phòng, chống lụt, bão, bảo vệ đê thì thực hiện theo quy định có liên quan của pháp luật về phòng, chống lụt, bão, pháp luật về đê điều.
2. Trường hợp phạm vi bảo vệ luồng hàng hải trùng với hành lang an toàn đường bộ, đường sắt hoặc vượt qua mép bờ tự nhiên về phía bờ thì phạm vi bảo vệ luồng hàng hải được xác định đến mép bờ tự nhiên.
3. Trường hợp phạm vi bảo vệ công trình hàng hải trùng với hành lang an toàn đường thủy nội địa thì phạm vi bảo vệ luồng hàng hải được xác định đến phạm vi hành lang an toàn đường thủy nội địa.
4. Trường hợp phạm vi hành lang bảo vệ công trình hàng hải trùng với hành lang an toàn cầu đường bộ, cầu đường sắt, đường dây điện, cáp treo thì thực hiện theo quy định có liên quan về bảo vệ hành lang an toàn cầu, đường dây điện, cáp treo.
5. Trường hợp phạm vi bảo vệ luồng hàng hải trùng với phạm vi bảo vệ công trình bến cảng, cầu cảng thì phạm vi bảo vệ luồng hàng hải được xác định đến phạm vi bảo vệ công trình bến cảng, cầu cảng.
6. Đối với công trình cảng biển xếp dỡ hàng chuyên dùng, công trình chỉnh trị thì hành lang an toàn tối thiểu phải được thực hiện theo quy định tại Nghị định này, đồng thời khoảng cách an toàn vẫn phải tuân thủ theo các quy định có liên quan đối với công trình cầu cảng xếp dỡ hàng chuyên dùng hoặc công trình chỉnh trị có liên quan.
7. Trường hợp phạm vi bảo vệ công trình hàng hải liên quan đến công trình an ninh, quốc phòng liền kề phải có ý kiến thống nhất của Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng.
8. Trường hợp phạm vi bảo vệ công trình hàng hải trùng với phạm vi bảo vệ hành lang bờ biển thì phạm vi bảo vệ luồng hàng hải được xác định đến phạm vi hành lang an toàn bờ biển.

Trân trọng!

Phan Hồng Công Minh

Công trình hàng hải
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công trình hàng hải
Hỏi đáp Pháp luật
Xây dựng công trình làm mất đi tác dụng công trình hàng hải bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Khi phát hiện công trình hàng hải bị xâm phạm hoặc có nguy cơ mất an toàn thì phải làm gì?
Hỏi đáp pháp luật
Công trình hàng hải bao gồm những gì?
Hỏi đáp pháp luật
Quan trắc công trình hàng hải là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Bảo dưỡng công trình hàng hải là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Công trình hàng hải hết tuổi thọ thiết kế là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Nội dung công tác bảo trì công trình hàng hải được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Cấp bảo trì công trình hàng hải
Hỏi đáp pháp luật
Tài liệu phục vụ bảo trì công trình hàng hải
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác bảo trì công trình hàng hải
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công trình hàng hải
605 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Công trình hàng hải
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào