Bảo vệ rừng đặc dụng được quy định ra sao?

Bảo vệ rừng đặc dụng được quy định như thế nào? Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng thực hiện như thế nào? Xin được giải đáp.

Bảo vệ rừng đặc dụng được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 11 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định bảo vệ rừng đặc dụng như sau:

1. Bảo vệ hệ sinh thái rừng
a) Việc bảo vệ hệ sinh thái rừng thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật Lâm nghiệp;
b) Không tiến hành các hoạt động sau đây trong rừng đặc dụng: các hoạt động làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng; khai thác trái phép tài nguyên sinh vật và các tài nguyên thiên nhiên khác; gây ô nhiễm môi trường; mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy trái quy định của pháp luật vào rừng; chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.
2. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
a) Việc bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật Lâm nghiệp; quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
b) Tất cả các loài động vật rừng trong khu rừng đặc dụng phải được bảo vệ, không thực hiện các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến sinh cảnh sống tự nhiên và nguồn thức ăn của động vật rừng;
c) Được thả những loài động vật bản địa khỏe mạnh, không có bệnh và đã có phân bố trong khu rừng đặc dụng; số lượng động vật của từng loài thả vào rừng phải phù hợp với vùng sống, nguồn thức ăn của chúng và bảo đảm cân bằng sinh thái của khu rừng;
d) Không thả và nuôi, trồng các loài động vật, thực vật không có phân bố tự nhiên tại khu rừng đặc dụng.
3. Thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng quy định tại Chương IV của Nghị định này.
4. Thực hiện các quy định về phòng, trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định tại Điều 40 của Luật Lâm nghiệp.

Theo đó, bảo vệ rừng đặc dụng được quy định như sau:

- Bảo vệ hệ sinh thái rừng

+ Việc bảo vệ hệ sinh thái rừng thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật Lâm nghiệp;

+ Không tiến hành các hoạt động sau đây trong rừng đặc dụng: các hoạt động làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng; khai thác trái phép tài nguyên sinh vật và các tài nguyên thiên nhiên khác; gây ô nhiễm môi trường; mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy trái quy định của pháp luật vào rừng; chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.

- Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng

+ Việc bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật Lâm nghiệp; quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;

+ Tất cả các loài động vật rừng trong khu rừng đặc dụng phải được bảo vệ, không thực hiện các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến sinh cảnh sống tự nhiên và nguồn thức ăn của động vật rừng;

+ Được thả những loài động vật bản địa khỏe mạnh, không có bệnh và đã có phân bố trong khu rừng đặc dụng; số lượng động vật của từng loài thả vào rừng phải phù hợp với vùng sống, nguồn thức ăn của chúng và bảo đảm cân bằng sinh thái của khu rừng;

+ Không thả và nuôi, trồng các loài động vật, thực vật không có phân bố tự nhiên tại khu rừng đặc dụng.

Bảo vệ rừng đặc dụng được quy định ra sao?

Bảo vệ rừng đặc dụng được quy định ra sao? (Hình từ Internet)

Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng thực hiện như thế nào?

Theo Điều 12 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng như sau:

1. Đối với vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh
a) Đối tượng khai thác, thu thập mẫu vật: theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp;
b) Điều kiện: có phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học được phê duyệt đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp.
2. Đối với khu rừng bảo vệ cảnh quan
a) Đối tượng khai thác, thu thập mẫu vật: theo quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp;
b) Điều kiện: có dự án lâm sinh trong trường hợp khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với đối tượng khai thác tận dụng trong phạm vi giải phóng mặt bằng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học được phê duyệt đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp.
3. Đối với khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học
a) Đối tượng khai thác, thu thập mẫu vật: theo quy định tại khoản 3 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp;
b) Điều kiện: Có chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học được duyệt đối với đối tượng quy định tại điểm a, điểm c khoản 3 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; dự án lâm sinh trong trường hợp khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 3 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với đối tượng khai thác tận dụng trong phạm vi giải phóng mặt bằng quy định tại điểm b khoản 3 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp.
4. Đối với vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia
a) Đối tượng khai thác: theo quy định tại khoản 4 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp;
b) Điều kiện: có dự án lâm sinh đối với trường hợp khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 4 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 4 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với đối tượng khai thác tận dụng trong phạm vi giải phóng mặt bằng quy định tại điểm b khoản 4 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp.

Như vậy, việc khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Phan Hồng Công Minh

Rừng đặc dụng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Rừng đặc dụng
Hỏi đáp Pháp luật
Phân loại rừng đặc dụng như thế nào và cơ quan nào có thẩm quyền quản lý rừng đặc dụng?
Hỏi đáp Pháp luật
Vai trò của rừng đặc dụng là gì? Tiêu chí xác định rừng đặc dụng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Rừng đặc dụng là gì? Quy định của pháp luật về khai thác rừng đặc dụng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cộng đồng dân cư vùng đệm các khu rừng đặc dụng được hỗ trợ 40 triệu đồng theo Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về việc thành lập khu rừng đặc dụng?
Hỏi đáp pháp luật
Bảo vệ rừng đặc dụng được quy định ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Rừng đặc dụng
886 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Rừng đặc dụng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào