Kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh động vật trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn được xây dựng như thế nào?

Các bước xây dựng kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh động vật trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào? Hướng dẫn kỹ thuật tiêu hủy động vật mắc bệnh và sản phẩm của động vật mắc bệnh như thế nào? 

Các bước xây dựng kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh động vật trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?

Căn cứ mục 2 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định:

2. Các bước xây dựng Kế hoạch
2.1. Đánh giá cụ thể về vai trò, tầm quan trọng, hiện trạng và xu hướng phát triển chăn nuôi của địa phương; tổng hợp, phân tích số liệu nuôi cho một số đối tượng nuôi trọng điểm tại địa phương; tổ chức rà soát những tồn tại, bất cập việc thực hiện Kế hoạch của năm trước và triển khai xây dựng Kế hoạch của năm tiếp theo cho phù hợp với thực tiễn tại địa phương.
2.2. Tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả giám sát dịch bệnh; tình hình dịch bệnh (mô tả chi tiết theo không gian, thời gian và đối tượng mắc bệnh); các yếu tố nguy cơ liên quan đến quá trình phát sinh, lây lan dịch bệnh ở địa phương; các chỉ tiêu dịch tễ và chỉ tiêu liên quan cần xét nghiệm nhằm xác định mức độ nguy cơ phát sinh, dự báo khả năng phát sinh, lây lan dịch bệnh tại địa phương.
2.3. Xác định các nguồn lực cần thiết, bao gồm: Nhân lực, vật lực, tài chính để triển khai các biện pháp phòng, chống, hỗ trợ chủ vật nuôi, giám sát dịch bệnh, cả khi dịch bệnh xảy ra nhưng chưa đủ điều kiện công bố dịch và khi công bố dịch.
2.4. Căn cứ các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn Việt Nam và văn bản hướng dẫn về giám sát, điều tra dịch bệnh, điều kiện vệ sinh thú y, số lượng trại, hộ chăn nuôi, đề xuất các nội dung giám sát dịch bệnh cụ thể.
2.5. Xây dựng dự thảo Kế hoạch gồm đầy đủ các nội dung và dự toán kinh phí thực hiện.
2.6. Báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch và dự toán kinh phí hàng năm.
2.7. Gửi Kế hoạch đã được phê duyệt đến Cơ quan Thú y vùng và Cục Thú y để phối hợp chỉ đạo và giám sát thực hiện.
2.8. Tổ chức triển khai Kế hoạch.
2.9. Trường hợp điều chỉnh Kế hoạch, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh gửi Kế hoạch đã được điều chỉnh đến Cơ quan Thú y vùng và Cục Thú y.

Đánh giá cụ thể về vai trò, tầm quan trọng, hiện trạng và xu hướng phát triển chăn nuôi của địa phương; tổng hợp, phân tích số liệu nuôi cho một số đối tượng nuôi trọng điểm tại địa phương; tổ chức rà soát những tồn tại, bất cập việc thực hiện Kế hoạch của năm trước và triển khai xây dựng Kế hoạch của năm tiếp theo cho phù hợp với thực tiễn tại địa phương.

Tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả giám sát dịch bệnh; tình hình dịch bệnh; các yếu tố nguy cơ liên quan đến quá trình phát sinh, lây lan dịch bệnh ở địa phương; các chỉ tiêu dịch tễ và chỉ tiêu liên quan cần xét nghiệm nhằm xác định mức độ nguy cơ phát sinh, dự báo khả năng phát sinh, lây lan dịch bệnh tại địa phương. Xác định các nguồn lực cần thiết, bao gồm: Nhân lực, vật lực, tài chính để triển khai các biện pháp phòng, chống, hỗ trợ chủ vật nuôi, giám sát dịch bệnh, cả khi dịch bệnh xảy ra nhưng chưa đủ điều kiện công bố dịch và khi công bố dịch.

Căn cứ các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn Việt Nam và văn bản hướng dẫn về giám sát, điều tra dịch bệnh, điều kiện vệ sinh thú y, số lượng trại, hộ chăn nuôi, đề xuất các nội dung giám sát dịch bệnh cụ thể. Xây dựng dự thảo Kế hoạch gồm đầy đủ các nội dung và dự toán kinh phí thực hiện. Báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch và dự toán kinh phí hàng năm. Gửi Kế hoạch đã được phê duyệt đến Cơ quan Thú y vùng và Cục Thú y để phối hợp chỉ đạo và giám sát thực hiện. Tổ chức triển khai Kế hoạch. Trường hợp điều chỉnh Kế hoạch, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh gửi Kế hoạch đã được điều chỉnh đến Cơ quan Thú y vùng và Cục Thú y.

Kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh động vật trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn được xây dựng như thế nào?

Kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh động vật trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn được xây dựng như thế nào? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn kỹ thuật tiêu hủy động vật mắc bệnh và sản phẩm của động vật mắc bệnh như thế nào?

Căn cứ mục 1 Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định:

1. Tiêu hủy
1.1. Nguyên tắc tiêu hủy
a) Phải làm chết động vật bằng điện hoặc phương pháp khác (nếu có).
b) Địa điểm tiêu hủy: phải theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ưu tiên chọn địa điểm tiêu hủy tại khu vực chăn nuôi có động vật mắc bệnh hoặc địa điểm thích hợp khác gần khu vực có ổ dịch.
1.2. Biện pháp tiêu hủy
a) Biện pháp chôn lấp;
b) Biện pháp đốt: Đốt bằng lò chuyên dụng hoặc đốt thủ công bằng cách đào hố, cho bao chứa xác động vật, sản phẩm động vật vào hố và đốt bằng củi, than, rơm, rạ, xăng, dầu,..; sau đó lắp đất và nện chặt. Riêng với bệnh Nhiệt thán, phải đổ bê tông hố chôn theo quy định tại Phụ lục số 12 ban hành kèm theo Thông tư này.
1.3. Vận chuyển xác động vật, sản phẩm động vật đến địa điểm tiêu hủy:
a) Trường hợp địa điểm tiêu hủy ở ngoài khu vực có ổ dịch, xác động vật, sản phẩm động vật phải được cho vào bao, buộc chặt miệng bao và tập trung bao chứa vào một chỗ để phun khử trùng trước khi vận chuyển; trường hợp động vật lớn không vừa bao chứa phải sử dụng tấm nilon hoặc vật liệu chống thấm khác để lót bên trong (đáy và xung quanh) thùng của phương tiện vận chuyển;
b) Phương tiện vận chuyển xác động vật, sản phẩm động vật phải có sàn kín để không làm rơi vãi các chất thải trên đường đi;
c) Phương tiện vận chuyển xác động vật, sản phẩm động vật phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y ngay trước khi vận chuyển và sau khi bỏ bao chứa xuống địa điểm tiêu hủy hoặc dời khỏi khu vực tiêu hủy.
1.4. Quy cách hố chôn
a) Địa điểm: Hố chôn phải cách nhà dân, giếng nước, khu chuồng nuôi động vật tối thiểu 30m và có đủ diện tích; nên chọn nơi chôn trong vườn (tốt nhất là vườn cây ăn quả hoặc lấy gỗ).
b) Kích cỡ: Hố chôn phải đủ rộng phù hợp với khối lượng động vật, sản phẩm động vật và chất thải cần chôn. Ví dụ nếu cần chôn 01 tấn động vật thì hố chôn cần có kích thước là sâu 1,5 - 2m x rộng 1,5 - 2m x dài 1,5 - 2m.
1.5. Các bước chôn lấp
Sau khi đào hố, rải một lớp vôi bột xuống đáy hố theo tỷ lệ khoảng 01 kg vôi /m2, cho bao chứa xuống hố, phun thuốc sát trùng hoặc rắc vôi bột lên trên bề mặt, lấp đất và nện chặt; yêu cầu khoảng cách từ bề mặt bao chứa đến mặt đất tối thiểu là 0,5m, lớp đất phủ bên trên bao chứa phải dày ít nhất là 1 m và phải cao hơn mặt đất để tránh nước chảy vào bên trong gây sụt, lún hố chôn. Phun sát trùng khu vực chôn lấp để hoàn tất quá trình tiêu hủy.
1.6. Quản lý hố chôn
a) Hố chôn xác động vật phải có biển cảnh báo người ra vào khu vực;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý, tổ chức kiểm tra định kỳ và xử lý kịp thời các sự cố sụt, lún, xói mòn, rò rỉ, bốc mùi của hố chôn;
c) Địa điểm chôn lấp phải được đánh dấu trên bản đồ của xã, ghi chép và lưu giữ thông tin tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
1.7. Trường hợp thuê các tổ chức, cá nhân khác thực hiện tiêu hủy, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương tổ chức giám sát việc thực hiện, bảo đảm tuân thủ kỹ thuật theo các quy định tại Phụ lục này.

Nguyên tắc tiêu hủy: Phải làm chết động vật bằng điện hoặc phương pháp khác (nếu có). Địa điểm tiêu hủy: phải theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ưu tiên chọn địa điểm tiêu hủy tại khu vực chăn nuôi có động vật mắc bệnh hoặc địa điểm thích hợp khác gần khu vực có ổ dịch.

Biện pháp tiêu hủy: Biện pháp chôn lấp và đốt bằng lò chuyên dụng hoặc đốt thủ công bằng cách đào hố, cho bao chứa xác động vật, sản phẩm động vật vào hố và đốt bằng củi, than, rơm, rạ, xăng, dầu,..; sau đó lắp đất và nện chặt. Riêng với bệnh Nhiệt thán, phải đổ bê tông hố chôn.

Trân trọng!

Phòng chống dịch bệnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phòng chống dịch bệnh
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh quai bị là gì? Bệnh quai bị có phải là bệnh truyền nhiễm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Được công bố hết dịch bệnh động vật trong thời gian bao lâu khi con vật mắc bệnh cuối cùng bị chết? Điều kiện công bố hết dịch như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh? Khi nào cần thiết phải ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi làm lây lan dịch bệnh Covid - 19 cho cộng đồng có bị xử lý hình sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Không để xảy ra thiếu thuốc phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh? Thuốc phòng chống dịch bệnh cho người có được thuộc nhóm hàng hóa phải được dự trữ quốc gia hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Các điểm tránh trú an toàn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có công tác hậu cần phòng, chống dịch bệnh như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giải pháp trong thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023?
Hỏi đáp pháp luật
Trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn việc chẩn đoán bệnh động vật được tiến hành như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn thì trách nhiệm của Cục Thú y như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tăng cường phòng, chống cúm gia cầm lây sang người như thế nào? Khai báo cúm gia cầm lây sang người thông qua đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng chống dịch bệnh
Nguyễn Minh Tài
313 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phòng chống dịch bệnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào