Thực hiện giám sát sau tiêm phòng trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn được hướng dẫn như thế nào?

Hướng dẫn thực hiện giám sát sau tiêm phòng trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào? Hướng dẫn thực hiện giám sát bệnh động vật trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?

Hướng dẫn thực hiện giám sát sau tiêm phòng trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?

Tại mục 1 phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định:

1. Giám sát sau tiêm phòng
1.1. Số lượng gia súc, gia cầm phải lấy mẫu xét nghiệm để đánh giá đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng:
a) Công thức tính để đánh giá tỷ lệ bảo hộ có đạt mức 80% hay không:

n1 = Số mẫu huyết thanh cần lấy

p = Tỷ lệ có kháng thể bảo hộ ước đoán

d = Sai số ước lượng

Bảng tính số lượng gia súc, gia cầm phải lấy mẫu để đánh giá tỷ lệ bảo hộ có đạt mức 80% hay không:

Tỷ lệ có kháng thể bảo hộ ước đoán

Sai số ước lượng



10%

5%

1%


10%

35

138

3457

20%

61

246

6147

30%

81

323

8067

40%

92

369

9220

50%

96

384

9604

60%

92

369

9220

70%

81

323

8067

80%

61

246

6147

90%

35

138

3457

Ghi chú: Yêu cầu số lượng mẫu huyết thanh cần lấy là 61 mẫu (dựa trên Tỷ lệ có kháng thể bảo hộ ước đoán là 80% và Sai số ước lượng là 10%).
b) Trường hợp quy mô đàn dưới 2000 con thì tính số lượng gia súc, gia cầm phải lấy mẫu theo công thức sau:

n2: Số mẫu huyết thanh cần lấy

N: Tổng đàn

n1: Số mẫu huyết thanh cần lấy (theo công thức trên)

1.2. Nội dung kiểm tra, phương pháp xét nghiệm
a) Nội dung kiểm tra: Chọn ngẫu nhiên động vật nuôi trong đàn được tiêm phòng để lấy mẫu huyết thanh đánh giá đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng; mẫu huyết thanh được lấy tại thời điểm sau 21 ngày kể từ khi kết thúc mũi tiêm cuối cùng của đợt tiêm phòng.
b) Phương pháp xét nghiệm: thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành đối với từng bệnh hoặc theo hướng dẫn của Cục Thú y đối với bệnh mới xuất hiện.
1.3. Xử lý kết quả xét nghiệm
a) Trường hợp tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng đạt từ 70% trở lên, đàn động vật nuôi được đánh giá là có miễn dịch đạt tỷ lệ bảo hộ và cơ sở được sử dụng kết quả kiểm tra, xét nghiệm để đăng ký cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh đó hoặc làm thủ tục kiểm dịch vận chuyển động vật.
b) Trường hợp tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng đạt dưới 70%, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương hướng dẫn cơ sở tổ chức tiêm phòng lại.

Trường hợp tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng đạt từ 70% trở lên, đàn động vật nuôi được đánh giá là có miễn dịch đạt tỷ lệ bảo hộ và cơ sở được sử dụng kết quả kiểm tra, xét nghiệm để đăng ký cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh đó hoặc làm thủ tục kiểm dịch vận chuyển động vật. Trường hợp tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng đạt dưới 70%, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương hướng dẫn cơ sở tổ chức tiêm phòng lại.

Thực hiện giám sát sau tiêm phòng trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn được hướng dẫn như thế nào?

Thực hiện giám sát sau tiêm phòng trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn được hướng dẫn như thế nào? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn thực hiện giám sát bệnh động vật trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?

Theo mục 2 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định:

2. Giám sát bệnh động vật
2.1. Số lượng gia súc, gia cầm phải lấy mẫu xét nghiệm để phát hiện mầm bệnh hoặc phát hiện kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên
a) Công thức tính số mẫu: Số lượng gia súc, gia cầm được lấy mẫu để xét nghiệm phải tính dựa trên tỷ lệ hiện mắc dự đoán là 10% theo công thức sau:

n: Số mẫu cần lấy

p1: Xác suất để phát hiện được bệnh (0,95)

d: Số con mắc bệnh (d=N x p2)

p2: Tỷ lệ hiện mắc dự đoán (Ví dụ: 10%)

N: Tổng đàn vật nuôi

Riêng đối với bệnh Lao bò, kiểm tra bằng phản ứng tiêm nội bì đối với 100% động vật thuộc diện phải kiểm tra.
b) Bảng tính số lượng gia súc, gia cầm phải lấy mẫu để xác định bệnh động vật

Tổng đàn

Tỷ lệ hiện mắc dự đoán







0,1%

0,5%

1%

2%

5%

10%

20%


10

10

10

10

10

10

10

7

20

20

20

20

20

19

15

10

30

30

30

30

30

26

18

11

40

40

40

40

39

31

20

11

50

50

50

50

48

35

22

12

100

100

100

96

78

45

25

13

200

200

190

155

105

51

27

14

500

500

349

225

129

56

28

14

1000

950

450

258

138

57

29

14

5000

2253

564

290

147

59

29

14

10000

2588

581

294

148

59

29

14

¥

2995

598

299

149

59

29

14

2.2. Nội dung, phương pháp kiểm tra, xét nghiệm
a) Nội dung kiểm tra: Kiểm tra lâm sàng và lấy mẫu để xét nghiệm mầm bệnh hoặc phát hiện kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên; riêng đối với bệnh Lao bò, kiểm tra bằng phản ứng tiêm nội bì.
b) Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra lâm sàng được thực hiện dựa trên triệu chứng lâm sàng của từng bệnh. Lấy mẫu, xét nghiệm được thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành đối với từng bệnh hoặc theo hướng dẫn của Cục Thú y. Đối với bệnh Lao bò, tiến hành phản ứng tiêm nội bì và đánh giá kết quả phản ứng theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.
c) Tần suất kiểm tra: Định kỳ 01 năm kiểm tra một lần.
d) Mẫu phải được xét nghiệm tại các phòng thử nghiệm nông nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
2.3. Xử lý kết quả kiểm tra
a) Trường hợp không phát hiện bệnh: Động vật nuôi được đánh giá là không có mầm bệnh lưu hành đối với bệnh được kiểm tra và cơ sở được sử dụng kết quả kiểm tra, xét nghiệm để đăng ký cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh đó hoặc làm thủ tục kiểm dịch vận chuyển động vật.
b) Trường hợp phát hiện bệnh, thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh cụ thể đối với từng bệnh theo quy định tại Thông tư này.

Trường hợp không phát hiện bệnh: Động vật nuôi được đánh giá là không có mầm bệnh lưu hành đối với bệnh được kiểm tra và cơ sở được sử dụng kết quả kiểm tra, xét nghiệm để đăng ký cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh đó hoặc làm thủ tục kiểm dịch vận chuyển động vật. Trường hợp phát hiện bệnh, thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh cụ thể đối với từng bệnh.

Trân trọng!

Phòng chống dịch bệnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phòng chống dịch bệnh
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh quai bị là gì? Bệnh quai bị có phải là bệnh truyền nhiễm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Được công bố hết dịch bệnh động vật trong thời gian bao lâu khi con vật mắc bệnh cuối cùng bị chết? Điều kiện công bố hết dịch như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh? Khi nào cần thiết phải ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi làm lây lan dịch bệnh Covid - 19 cho cộng đồng có bị xử lý hình sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Không để xảy ra thiếu thuốc phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh? Thuốc phòng chống dịch bệnh cho người có được thuộc nhóm hàng hóa phải được dự trữ quốc gia hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Các điểm tránh trú an toàn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có công tác hậu cần phòng, chống dịch bệnh như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giải pháp trong thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023?
Hỏi đáp pháp luật
Trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn việc chẩn đoán bệnh động vật được tiến hành như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn thì trách nhiệm của Cục Thú y như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tăng cường phòng, chống cúm gia cầm lây sang người như thế nào? Khai báo cúm gia cầm lây sang người thông qua đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng chống dịch bệnh
Nguyễn Minh Tài
1,528 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phòng chống dịch bệnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào