Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương có trách nhiệm trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?

Trách nhiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào? Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào? Danh mục bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người; danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh được quy định như thế nào? 

Trách nhiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?

Căn cứ Điều 13 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương, theo đó:

Trách nhiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương
1. Căn cứ quy định tại Thông tư này và hướng dẫn của Cục Thú y để tổ chức thực hiện; đồng thời hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn thực hiện.
2. Xây dựng kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh cho động vật nuôi trên địa bàn theo quy định tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện.
3. Tổ chức tập huấn cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.
4. Tổ chức thông tin, tuyên truyền tới các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn về các quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

Xây dựng kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh cho động vật nuôi trên địa bàn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện. Tổ chức tập huấn cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn. Tổ chức thông tin, tuyên truyền tới các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn về các quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương có trách nhiệm trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?

Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương có trách nhiệm trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?

Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?

Tại Điều 14 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan, cụ thể như sau:

Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan
1. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thú y căn cứ các quy định tại Thông tư này và các Phụ lục ban hành kèm theo để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật cho phù hợp.
2. Chấp hành các quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn theo quy định tại Thông tư này, các quy định khác có liên quan của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường, phòng chống bệnh truyền nhiễm và hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nhằm bảo đảm an toàn dịch bệnh cho động vật nuôi trên địa bàn, an toàn vệ sinh thực phẩm.
3. Chấp hành sự kiểm tra, hướng dẫn của các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thú y triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật cho phù hợp. Chấp hành các quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn nhằm bảo đảm an toàn dịch bệnh cho động vật nuôi trên địa bàn, an toàn vệ sinh thực phẩm. Chấp hành sự kiểm tra, hướng dẫn của các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Danh mục bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người; danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh được quy định như thế nào?

Theo phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 24/2019/TT-BNNPTNT và được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 09/2021/TT-BNNPTNT quy định danh mục bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người; danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh được quy định như sau:

1. Danh mục bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch
1.1. Bệnh Cúm gia cầm (thể độc lực cao và chủng vi rút có khả năng truyền lây bệnh cho người)
1.2. Bệnh Lở mồm long móng
1.3. Bệnh Tai xanh ở lợn (Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn)
1.4. Bệnh Nhiệt thán
1.5. Bệnh Dịch tả lợn
1.6. Bệnh Xoắn khuẩn
1.7. Bệnh Dại động vật
1.8. Bệnh Niu-cát-xơn
1.9. Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
1.10. Bệnh Viêm da nổi cục.
2. Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người
2.1. Bệnh Cúm gia cầm (thể độc lực cao và chủng vi rút có khả năng truyền lây bệnh cho người)
2.2. Bệnh Dại động vật
2.3. Bệnh Liên cầu khuẩn lợn (típ 2)
2.4. Bệnh Nhiệt thán
2.5. Bệnh Xoắn khuẩn
2.6. Bệnh Giun xoắn
2.7. Bệnh Lao bò
2.8. Bệnh Sảy thai truyền nhiễm
3. Danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh
3.1. Bệnh Nhiệt thán
3.2. Bệnh Dại động vật
3.3. Bệnh Cúm gia cầm (thể độc lực cao và chủng vi rút có khả năng truyền lây bệnh cho người)
Các Danh mục bệnh động vật quy định tại Phụ lục này được rà soát, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của công tác phòng chống dịch bệnh theo đề xuất của Cục Thú y.

Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người: Bệnh Cúm gia cầm (thể độc lực cao và chủng vi rút có khả năng truyền lây bệnh cho người); Bệnh Dại động vật; Bệnh Liên cầu khuẩn lợn (típ 2); Bệnh Nhiệt thán; Bệnh Xoắn khuẩn; Bệnh Giun xoắn; Bệnh Lao bò; Bệnh Sảy thai truyền nhiễm.

Danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh: Bệnh Nhiệt thán; Bệnh Dại động vật; Bệnh Cúm gia cầm (thể độc lực cao và chủng vi rút có khả năng truyền lây bệnh cho người).

Trân trọng!

Nguyễn Minh Tài

Phòng chống dịch bệnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phòng chống dịch bệnh
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh quai bị là gì? Bệnh quai bị có phải là bệnh truyền nhiễm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Được công bố hết dịch bệnh động vật trong thời gian bao lâu khi con vật mắc bệnh cuối cùng bị chết? Điều kiện công bố hết dịch như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh? Khi nào cần thiết phải ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi làm lây lan dịch bệnh Covid - 19 cho cộng đồng có bị xử lý hình sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Không để xảy ra thiếu thuốc phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh? Thuốc phòng chống dịch bệnh cho người có được thuộc nhóm hàng hóa phải được dự trữ quốc gia hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Các điểm tránh trú an toàn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có công tác hậu cần phòng, chống dịch bệnh như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giải pháp trong thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023?
Hỏi đáp pháp luật
Trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn việc chẩn đoán bệnh động vật được tiến hành như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn thì trách nhiệm của Cục Thú y như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tăng cường phòng, chống cúm gia cầm lây sang người như thế nào? Khai báo cúm gia cầm lây sang người thông qua đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng chống dịch bệnh
590 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phòng chống dịch bệnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào