Quy định về khảo sát, thiết kế kết cấu chống đỡ tạm trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

Khảo sát, thiết kế kết cấu chống đỡ tạm trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng được quy định như thế nào? Tháo dỡ toàn bộ, tháo dỡ một phần và chống đỡ lại kết cấu chống đỡ tạm trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng được quy định như thế nào?

Khảo sát, thiết kế kết cấu chống đỡ tạm trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng được quy định như thế nào?

Tại tiết 2.3.3 tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định khảo sát, thiết kế kết cấu chống đỡ tạm trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:

2.3.3.1 Công việc khảo sát phục vụ thiết kế KCCĐT phải đảm bảo đủ các thông số phục vụ thiết kế, thi công và lắp dựng thuận tiện.
CHÚ THÍCH: Các thông số phục vụ thiết kế do người thiết kế KCCĐT quyết định dựa trên: Mục đích chống đỡ và loại hình kết cấu sẽ sử dụng; địa điểm, môi trường sử dụng; điều kiện địa chất, thủy văn; điều kiện, tình trạng nền đỡ, móng đỡ; điều kiện, tình trạng liên kết với kết cấu công trình chính (công trình được chống đỡ); điều kiện và tình trạng kết cấu được sử dụng để neo, giữ, treo KCCĐT; phương pháp, tải trọng thi công và các thông số cần thiết khác.
2.3.3.2 KCCĐT phải được thiết kế để:
a) Đảm bảo KNCL (không bị hư hỏng, phá hoại hoặc sụp đổ) với tất cả các loại tải trọng, tác động dự tính lớn nhất trong suốt thời gian sử dụng theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho thiết kế và yêu cầu chống đỡ thực tế;
CHÚ THÍCH: Số liệu đầu vào để xác định tải trọng, tác động do gió, động đất, nhiệt độ, độ ẩm, tác động khác được lấy theo quy định của QCVN 02:2009/BXD.
b) Đảm bảo ổn định cục bộ, ổn định tổng thể, chống trượt và chống lật;
c) Đảm bảo kiểm soát được biến dạng, chuyển dịch (do lún, nghiêng, vồng, võng, xoay, xoắn) theo yêu cầu thiết kế kết cấu của công trình chính (công trình được chống đỡ) và các tiêu chuẩn áp dụng cho thi công, nghiệm thu đối với kết cấu của công trình chính.
CHÚ THÍCH: Đối với KCCĐT dùng để đỡ các máy, thiết bị thi công thì các yêu cầu về biến dạng, chuyển dịch lấy theo chỉ dẫn của nhà sản xuất hoặc tiêu chuẩn áp dụng có liên quan.
2.3.3.3 Hồ sơ thiết kế KCCĐT phải bao gồm các nội dung:
a) Các quy định về sử dụng vật liệu, sản phẩm chế tạo sẵn (nếu có);
b) Bản vẽ thi công nền, móng đỡ; các chi tiết đỡ, chi tiết neo hoặc liên kết vào công trình chính;
c) Bản vẽ và yêu cầu chế tạo;
d) Bản vẽ thi công, lắp dựng, tháo dỡ;
đ) Thuyết minh tính toán thiết kế (tải trọng, tác động, thiết kế cấu kiện, thiết kế liên kết và các nội dung liên quan đến KNCL và đảm bảo ổn định của KCCĐT);
e) Chỉ dẫn kỹ thuật cho tất cả các công việc thực hiện trong các giai đoạn: Sản xuất, chế tạo; thi công lắp dựng; kiểm tra, thí nghiệm, thử tải (nếu quy định tại 2.3.5); nghiệm thu trước khi sử dụng; quan trắc, sử dụng (kiểm tra định kỳ để kiểm soát, đảm bảo chống đỡ an toàn và xử lý các tình huống sự cố), bảo trì, tháo dỡ, lưu kho;
g) Các tài liệu khác (nếu có).
2.3.3.4 Đối với các loại KCCĐT sau đây, nhà thầu có thể tự thực hiện thiết kế nếu có kinh nghiệm thực hiện các công việc tương tự hoặc lựa chọn tổ chức, cá nhân thiết kế kết cấu phù hợp:
a) Cao từ 9 m trở lên;
b) Kết cấu chống đỡ có từ 3 tầng hoặc 3 lớp trở lên;
c) Kết cấu đỡ dạng dầm hoặc dàn công xôn có chiều dài từ 3 m trở lên;
d) Sử dụng để chống đỡ sàn bê tông có chiều dày từ 300 mm trở lên hoặc dầm bê tông có diện tích mặt cắt ngang từ 0,5 m2 trở lên hoặc các sàn có tải trọng tương đương;
đ) Sử dụng để đỡ các giàn giáo nêu tại 2.2.1.4;
e) Sử dụng để chống đỡ hố đào (đất đá) có độ sâu từ 2,0 m trở lên;
g) Sử dụng để chống đỡ khi thi công công trình ngầm, đường hầm;
h) Sử dụng để chống đỡ, neo giữ phục vụ: Đào, đắp đất đá; thi công xây dựng mới; cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng, bảo trì; phá hủy, phá dỡ đối với các công trình có cấp công trình từ Cấp III trở lên;
CHÚ THÍCH: Cấp công trình được xác định trên cơ sở loại kết cấu theo Thông tư do Bộ Xây dựng ban hành quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.
i) Sử dụng để đỡ, chống đỡ, neo giữ các máy, thiết bị thi công thuộc loại có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ quy định tại điểm c của 2.1.1.5.
CHÚ THÍCH: Để giảm thiểu nguy cơ sự cố (công trình, máy, thiết bị thi công), đối với các loại KCCĐT nêu trên, chủ đầu tư xem xét, quyết định việc kiểm tra thiết kế KCCĐT bởi tổ chức hoặc cá nhân độc lập trước khi chấp thuận biện pháp thi công.

Công việc khảo sát phục vụ thiết kế kết cấu chống đỡ tạm phải đảm bảo đủ các thông số phục vụ thiết kế, thi công và lắp dựng thuận tiện.

Kết cấu chống đỡ tạm phải được thiết kế để: Đảm bảo khả năng chịu lực với tất cả các loại tải trọng, tác động dự tính lớn nhất trong suốt thời gian sử dụng theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho thiết kế và yêu cầu chống đỡ thực tế; Đảm bảo ổn định cục bộ, ổn định tổng thể, chống trượt và chống lật; Đảm bảo kiểm soát được biến dạng, chuyển dịch (do lún, nghiêng, vồng, võng, xoay, xoắn) theo yêu cầu thiết kế kết cấu của công trình chính (công trình được chống đỡ) và các tiêu chuẩn áp dụng cho thi công, nghiệm thu đối với kết cấu của công trình chính.

Hồ sơ thiết kế kết cấu chống đỡ tạm phải bao gồm các nội dung:

Các quy định về sử dụng vật liệu, sản phẩm chế tạo sẵn (nếu có); Bản vẽ thi công nền, móng đỡ; các chi tiết đỡ, chi tiết neo hoặc liên kết vào công trình chính; Bản vẽ và yêu cầu chế tạo; Bản vẽ thi công, lắp dựng, tháo dỡ; Thuyết minh tính toán thiết kế; Chỉ dẫn kỹ thuật cho tất cả các công việc thực hiện trong các giai đoạn: Sản xuất, chế tạo; thi công lắp dựng; kiểm tra, thí nghiệm, thử tải (nếu quy định tại 2.3.5); nghiệm thu trước khi sử dụng; quan trắc, sử dụng (kiểm tra định kỳ để kiểm soát, đảm bảo chống đỡ an toàn và xử lý các tình huống sự cố), bảo trì, tháo dỡ, lưu kho; Các tài liệu khác (nếu có).

Đối với các loại kết cấu chống đỡ tạm sau đây, nhà thầu có thể tự thực hiện thiết kế nếu có kinh nghiệm thực hiện các công việc tương tự hoặc lựa chọn tổ chức, cá nhân thiết kế kết cấu phù hợp.

Quy định về khảo sát, thiết kế kết cấu chống đỡ tạm trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

Quy định về khảo sát, thiết kế kết cấu chống đỡ tạm trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào? (Hình từ Internet)

Tháo dỡ toàn bộ, tháo dỡ một phần và chống đỡ lại kết cấu chống đỡ tạm trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng được quy định như thế nào?

Tại tiết 2.3.7 tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định tháo dỡ toàn bộ, tháo dỡ một phần và chống đỡ lại kết cấu chống đỡ tạm trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:

2.3.7.1 Người sử dụng lao động phải bố trí kiểm tra, giám sát để đảm bảo các KCCĐT và bộ phận của chúng được tháo dỡ theo đúng trình tự và điều kiện được phép tháo dỡ đối với từng cấu kiện, bộ phận và toàn bộ KCCĐT (kể cả tháo dỡ một phần và chống đỡ lại) theo quy định của hồ sơ thiết kế.
2.3.7.2 Sau khi KCCĐT được tháo dỡ một phần và chống đỡ lại để tiếp tục sử dụng, công việc lắp dựng, kiểm tra, giám sát, quan trắc, sử dụng và bảo trì phải thực hiện theo các quy định từ 2.3.1 đến 2.3.6.
2.3.7.3 Đối với các đối tượng được chống đỡ là phần kết cấu hoặc bộ phận công trình hoặc công trình đang thi công, chỉ được phép tháo dỡ toàn bộ KCCĐT khi các đối tượng được chống đỡ đảm bảo đủ điều kiện chịu lực, phù hợp quy định của thiết kế và phải được chỉ huy trưởng công trường, giám sát trưởng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC) chấp thuận.
CHÚ THÍCH: Đối với các đối tượng được chống đỡ khác như hố đào, cẩu tháp, si lô phục vụ thi công, các máy, thiết bị và các đối tượng được chống đỡ khác, nhà thầu quyết định việc tháo dỡ một phần hoặc toàn bộ KCCĐT căn cứ theo nhu cầu sử dụng chúng và yêu cầu ĐBAT cho người trên công trường.

Người sử dụng lao động phải bố trí kiểm tra, giám sát để đảm bảo các kết cấu chống đỡ tạm và bộ phận của chúng được tháo dỡ theo đúng trình tự và điều kiện được phép tháo dỡ đối với từng cấu kiện, bộ phận và toàn bộ kết cấu chống đỡ tạm theo quy định của hồ sơ thiết kế.

Đối với các đối tượng được chống đỡ là phần kết cấu hoặc bộ phận công trình hoặc công trình đang thi công, chỉ được phép tháo dỡ toàn bộ kết cấu chống đỡ tạm khi các đối tượng được chống đỡ đảm bảo đủ điều kiện chịu lực, phù hợp quy định của thiết kế và phải được chỉ huy trưởng công trường, giám sát trưởng của chủ đầu tư chấp thuận.

Trân trọng!

Xây dựng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xây dựng
Hỏi đáp pháp luật
Kiểm định chất lượng sản phẩm mũ bảo hộ lao động dùng trong xây dựng
Hỏi đáp pháp luật
Kiểm định chất lượng công trình đường sắt là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Mức giá dịch vụ kiểm định chất lượng, an toàn kỹ thuật tổng thành của phương tiện giao thông đường sắt
Hỏi đáp pháp luật
Ai có trách nhiệm kiểm định chất lượng cảng thủy nội địa?
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp nào kiểm định chất lượng công trình để thực hiện bảo trì?
Hỏi đáp pháp luật
Kiểm định chất lượng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
Hỏi đáp pháp luật
Chi phí kiểm định chất lượng công trình
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về phòng ngừa vật rơi trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Chiếu sáng trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về giàn giáo định hình trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xây dựng
539 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Xây dựng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào