Cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát khi không có giao dịch trong thời gian bao lâu?

Cổ phiếu không có giao dịch bao lâu thì bị đưa vào diện kiểm soát? Chứng khoán bị hạn chế giao dịch về thời gian giao dịch khi nào? Chào các anh chị. Công ty tôi tham gia vào thị trường chứng khoán không bao lâu và theo tìm hiểu thì tôi có biết được là cổ phiếu có thể bị đưa vào diện kiểm soát nhưng không biết là nếu cổ phiếu không có giao dịch trong bao lâu thì sẽ bị đưa vào diện kiểm soát? Mong anh chị Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn.

1. Cổ phiếu không có giao dịch bao lâu thì bị đưa vào diện kiểm soát? 

Tại Khoản 1 Điều 38 Quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 quy định về kiểm soát như sau:

1. Chứng khoán bị kiểm soát khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Vốn điều lệ đã góp của tổ chức niêm yết giảm xuống dưới 30 tỷ đồng tính theo giá trị ghi trên báo cáo tài chính kỳ kế tiếp sau khi chứng khoán bị cảnh báo theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 37 Quy chế này.
b) Lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính kiểm toán trong 02 năm gần nhất của tổ chức niêm yết là số âm (có tính đến ảnh hưởng của ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán). Trường hợp tổ chức niêm yết là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì lợi nhuận sau thuế căn cứ trên báo cáo tài chính tổng hợp. Trường hợp tổ chức niêm yết có công ty con thì lợi nhuận sau thuế được xác định theo lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất.
c) Lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp tại báo cáo tài chính bán niên soát xét gần nhất (có tính đến ảnh hưởng của ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán). Đối với tổ chức niêm yết có công ty con hoặc là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì lỗ lũy kế căn cứ trên báo cáo tài chính hợp nhất/báo cáo tài chính tổng hợp.
d) Tổ chức kiểm toán có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán trong 02 năm liên tiếp của tổ chức niêm yết. Trường hợp tổ chức niêm yết có công ty con hoặc là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì ý kiến ngoại trừ được xác định theo báo cáo tài chính hợp nhất/báo cáo tài chính tổng hợp.
đ) Vốn chủ sở hữu âm tính trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất trừ báo cáo tài chính kiểm toán năm. Trường hợp tổ chức niêm yết có công ty con hoặc là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì vốn chủ sở hữu được xác định theo báo cáo tài chính hợp nhất báo cáo tài chính tổng hợp.
e) Tổ chức niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ 09 tháng trở lên.
g) Tổ chức niêm yết chậm nộp báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên đã được soát xét quá 30 ngày so với thời hạn quy định.
h) Tổ chức niêm yết vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán trong 02 năm liên tiếp.
i) Cổ phiếu không có giao dịch trong vòng 09 tháng.
k) Tổ chức niêm yết tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi SGDCK đưa chứng khoán vào diện cảnh báo theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 37 Quy chế này.

Như vậy, khi bạn có cổ phiếu nhưng trong thời hạn 09 tháng mà bạn không có phát sinh giao dịch nào thì cổ phiếu của bạn có thể bị đưa vào diện kiểm soát.

2. Cổ phiếu bị hạn chế giao dịch về thời gian giao dịch khi nào? 

Căn cứ Khoản 1 Điều 39 Quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 quy định về hạn chế giao dịch như sau:

1. Chứng khoán bị hạn chế giao dịch về thời gian giao dịch khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức niêm yết chậm nộp báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên đã được soát xét quá 45 ngày so với thời hạn quy định.
b) Tổ chức niêm yết tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi SGDCK đưa chứng khoán vào diện kiểm soát theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 38 Quy chế này.

Theo đó, đối chiếu với quy định này thì cổ phiếu có thể bị hạn chế giao dịch về thời gian giao dịch khi xảy ra thuộc một trong các trường hợp nêu trên.

Trân trọng!

Nguyễn Minh Tài

Cổ phiếu
Hỏi đáp mới nhất về Cổ phiếu
Hỏi đáp Pháp luật
Cổ phiếu Blue Chip là gì? Điều kiện chào bán cổ phiếu Blue chip riêng lẻ được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng bị hủy bỏ trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lợi nhuận sau thuế đạt mức tỷ lệ bao nhiêu thì công ty đại chúng mới có thể mua lại cổ phiếu của chính mình?
Hỏi đáp Pháp luật
Phấn đấu hoàn thành phân bảng cổ phiếu niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán trong 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Cổ phiếu ESOP là gì? Trường hợp phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động để tăng vốn cổ phần được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lộ trình sắp xếp lại thị trường giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có bảo đảm từ ngày 30/12/2023 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc xác định giá chào mua công khai cổ phiếu đối với trường hợp chào mua công khai thanh toán bằng tiền là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt trái phiếu và cổ phiếu? Các loại trái phiếu và cổ phiếu hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là cổ phiếu quỹ? Mua bán cổ phiếu quỹ cần lưu ý những điều gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng không đúng thời gian quy định sẽ bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cổ phiếu
1404 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cổ phiếu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào