Có được dùng giấy tờ về căn cước do chế độ cũ ở miền Nam Việt Nam cấp để để xác định quốc tịch Việt Nam không?

Giấy tờ về căn cước do chế độ cũ ở miền Nam Việt Nam cấp có được dùng để xác định quốc tịch Việt Nam không? Hồ sơ và thủ tục đăng ký để được xác định có quốc tịch Việt Nam? Xin chào ban biên tập, tôi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam, tôi vẫn đang giữ căn cước do chế độ cũ ở miền Nam Việt Nam cấp (thời Việt Nam Cộng Hòa), bây giờ tôi muốn xin xác định quốc tịch Việt Nam thì có thể dùng căn cước này được không? Xin được giải đáp.

1. Giấy tờ về căn cước do chế độ cũ ở miền Nam Việt Nam cấp có được dùng để xác định quốc tịch Việt Nam không?

Căn cứ Điều 28 Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định văn bản pháp luật và giấy tờ làm cơ sở để xác định có quốc tịch Việt Nam như sau:

1. Căn cứ vào năm sinh, nơi sinh hoặc cư trú của người yêu cầu xác định có quốc tịch Việt Nam và hoàn cảnh lịch sử của từng thời kỳ, Cơ quan đại diện áp dụng văn bản pháp luật tương ứng sau đây để xác định có quốc tịch Việt Nam của người đó:

a) Sắc lệnh số 53/SL ngày 20 tháng 10 năm 1945 quy định quốc tịch Việt Nam;

b) Sắc lệnh số 73/SL ngày 07 tháng 12 năm 1945 quy định việc nhập quốc tịch Việt Nam;

c) Sắc lệnh số 25/SL ngày 25 tháng 02 năm 1946 sửa đổi Sắc lệnh số 53/SL ngày 20 tháng 10 năm 1945 quy định quốc tịch Việt Nam;

d) Sắc lệnh số 215/SL ngày 20 tháng 8 năm 1948 ấn định những quyền lợi đặc biệt cho những người ngoại quốc giúp vào cuộc kháng chiến Việt Nam;

đ) Sắc lệnh số 51/SL ngày 14 tháng 12 năm 1959 bãi bỏ Điều 5, 6 Sắc lệnh số 53/SL ngày 20 tháng 10 năm 1945 quy định quốc tịch Việt Nam;

e) Nghị quyết số 1043/NQ-TVQHK6 ngày 08 tháng 02 năm 1971 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc xin thôi hoặc nhập quốc tịch Việt Nam;

g) Quyết định số 268/TTg ngày 12 tháng 9 năm 1980 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách cho thôi và cho trở lại quốc tịch Việt Nam của người Việt Nam ở nước ngoài;

h) Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1988 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

i) Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

k) Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

l) Các điều ước quốc tế liên quan đến quốc tịch mà Việt Nam là thành viên.

2. Giấy tờ làm cơ sở để xác định quốc tịch Việt Nam gồm:

a) Giấy tờ về quốc tịch, hộ tịch, hộ khẩu, căn cước hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2009, trong đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc thông tin liên quan đến quốc tịch, công dân Việt Nam;

b) Giấy tờ về quốc tịch, hộ tịch, hộ khẩu, căn cước hoặc giấy tờ khác do chế độ cũ ở miền Nam Việt Nam cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 hoặc giấy tờ do chính quyền cũ ở Hà Nội cấp từ năm 1911 đến năm 1956, trong đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc thông tin liên quan đến quốc tịch, công dân Việt Nam.

Như vậy, anh/chị có thể dùng căn cước hoặc các giấy tờ khác quy định trên do chế độ cũ ở miền Nam Việt Nam cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 trong đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc thông tin liên quan đến quốc tịch, công dân Việt Nam để có cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam.

2. Hồ sơ và thủ tục đăng ký để được xác định có quốc tịch Việt Nam?

Theo Điều 29 Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục đăng ký để được xác định có quốc tịch Việt Nam như sau:

1. Người yêu cầu xác định có quốc tịch Việt Nam lập 01 bộ hồ sơ, bao gồm Tờ khai theo mẫu quy định, kèm theo 4 ảnh 4x6 chụp chưa quá 6 tháng và bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ về nhân thân của người đó như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, giấy tờ cư trú, thẻ tạm trú, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ xác nhận về nhân thân có dán ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp;

b) Giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 28 của Nghị định này.

2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Cơ quan đại diện có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trực tiếp tra cứu hoặc có văn bản gửi Bộ Ngoại giao để đề nghị Bộ Tư pháp tra cứu quốc tịch; trong thời hạn 10 ngày làm việc, Bộ Tư pháp tiến hành tra cứu và có văn bản trả lời Bộ Ngoại giao. Nếu có căn cứ để xác định người đó có quốc tịch Việt Nam và không có tên trong danh sách những người đã thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam thì ghi vào Sổ đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam. Trường hợp người đó yêu cầu cấp Hộ chiếu Việt Nam thì Cơ quan đại diện làm thủ tục cấp Hộ chiếu cho họ hoặc thông báo cho họ đến Cơ quan đại diện để làm thủ tục cấp Hộ chiếu, nếu nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính. Việc cấp Hộ chiếu được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Đối với trường hợp chỉ yêu cầu đăng ký để được xác định có quốc tịch Việt Nam mà không yêu cầu cấp Hộ chiếu Việt Nam thì sau khi ghi vào Sổ đăng ký xác định người đó có quốc tịch Việt Nam, Cơ quan đại diện cấp cho họ bản trích lục theo mẫu quy định.

Nếu sau này người đó có yêu cầu cấp Hộ chiếu Việt Nam, Cơ quan đại diện thực hiện cấp Hộ chiếu cho họ theo quy định của pháp luật có liên quan.

3. Trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, nếu không có đủ căn cứ để xác định có quốc tịch Việt Nam, Cơ quan đại diện gửi văn bản về Bộ Ngoại giao đề nghị Bộ Tư pháp tra cứu và gửi Bộ Công an đề nghị xác minh. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị, Bộ Tư pháp, Bộ Công an tra cứu, xác minh và có văn bản trả lời Bộ Ngoại giao.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả tra cứu, xác minh, Bộ Ngoại giao thông báo cho Cơ quan đại diện để hoàn tất việc xác định người yêu cầu có hay không có quốc tịch Việt Nam.

Nếu không có cơ sở để xác định có quốc tịch Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu biết.

Theo đó, anh/chị cần phải chuẩn bị hồ sơ và thực hiện trình tự, thủ tục được quy định ở trên để được xác định có quốc tịch Việt Nam.

Trân trọng!

Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân
Hỏi đáp mới nhất về Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức: Xây dựng dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi sử dụng căn cước công dân?
Hỏi đáp pháp luật
Thời hạn sử dụng của thẻ CCCD gắn chip là bao lâu?
Hỏi đáp pháp luật
CCCD không gắn chíp còn có giá trị sử dụng nữa không?
Hỏi đáp pháp luật
Thời hạn sử dụng của thẻ Căn cước công dân là bao lâu?
Hỏi đáp pháp luật
Có được dùng giấy tờ về căn cước do chế độ cũ ở miền Nam Việt Nam cấp để để xác định quốc tịch Việt Nam không?
Hỏi đáp pháp luật
Thời gian làm lại căn cước công dân của nhiều người tại sao lại khác nhau?
Hỏi đáp pháp luật
Có bắt buộc chỉ được sử dụng Căn cước công dân để mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng không?
Hỏi đáp pháp luật
Chiếm đoạt, sử dụng thẻ CCCD của người khác có bị phạt hay không?
Hỏi đáp pháp luật
CCCD hết hạn có được dùng để làm thủ tục cấp lại hộ chiếu?
Hỏi đáp pháp luật
Có phải mang chứng minh nhân dân, căn cước công dân khi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân
Phan Hồng Công Minh
2,873 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào