Bạn thân của viên chức bị kỷ luật có được làm thành viên Hội đồng kỷ luật không?

Có được cử bạn thân của viên chức bị kỷ luật làm thành viên Hội đồng kỷ luật không? Những trường hợp kỷ luật viên chức không cần thành lập Hội đồng kỷ luật? Xin chào ban biên tập, tôi đang là viên chức của một trường công lập, trong đơn vị của tôi vừa rồi có một viên chức vi phạm bị xử lý kỷ luật, bây giờ chúng tôi đang lập Hội đồng kỷ luật thì có thể cử bạn thân của viên chức bị kỷ luật làm thành viên Hội đồng không? Hai người đó chơi rất thân với nhau. Xin được giải đáp.

1. Có được cử bạn thân của viên chức bị kỷ luật làm thành viên Hội đồng kỷ luật không?

Căn cứ Điều 35 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định thành phần Hội đồng kỷ luật viên chức như sau:

1. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý và đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức không có đơn vị cấu thành, Hội đồng kỷ luật có 03 thành viên, bao gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức;

b) 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức;

c) 01 Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức.

2. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý và đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức có đơn vị cấu thành, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức hoặc được phân cấp quản lý viên chức;

b) 01 Ủy viên Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị trực tiếp sử dụng viên chức;

c) 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện cấp ủy của đơn vị trực tiếp sử dụng viên chức;

d) 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức hoặc đơn vị được phân cấp quản lý viên chức;

đ) 01 Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức.

3. Đối với viên chức quản lý có hành vi vi phạm, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc phê chuẩn, quyết định công nhận viên chức;

b) 01 Ủy viên Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị quản lý hoặc được phân cấp quản lý viên chức; trường hợp cấp bổ nhiệm đồng thời là cấp quản lý thì Ủy viên Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị trực tiếp sử dụng viên chức;

c) 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện tổ chức đảng của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức hoặc đơn vị được phân cấp quản lý viên chức;

d) 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị quản lý viên chức hoặc đơn vị được phân cấp quản lý viên chức;

đ) 01 Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật viên chức.

4. Không được cử vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hành vi vi phạm của viên chức bị xem xét xử lý kỷ luật là thành viên Hội đồng kỷ luật.

5. Trường hợp người đứng đầu hoặc tất cả cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 hoặc điểm a khoản 3 Điều này là người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hành vi vi phạm của viên chức bị xem xét xử lý kỷ luật thì lãnh đạo cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó là Chủ tịch Hội đồng.

6. Trường hợp người đứng đầu hoặc tất cả cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng viên chức là người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hành vi vi phạm của viên chức bị xem xét xử lý kỷ luật thì cử 01 viên chức tại cơ quan trực tiếp sử dụng viên chức có hành vi vi phạm làm ủy viên.

Như vậy, pháp luật chỉ quy định không được cử vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hành vi vi phạm của viên chức bị xem xét xử lý kỷ luật làm thành viên Hội đồng kỷ luật. Bạn thân của viên chức bị kỷ luật nếu không là người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hành vi vi phạm của viên chức vẫn có thể là thành viên Hội đồng kỷ luật.

2. Những trường hợp kỷ luật viên chức không cần thành lập Hội đồng kỷ luật?

Theo Khoản 3 Điều 34 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp kỷ luật viên chức không cần thành lập Hội đồng kỷ luật như sau:

3. Các trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật

a) Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất hình thức kỷ luật.

b) Đã có quyết định xử lý kỷ luật đảng.

Các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm mà không phải điều tra, xác minh lại.

Theo đó, viên chức bị xử lý kỷ luật thuộc các trường hợp trên không cần phải thành lập Hội đồng xử lý kỷ luật.

Trân trọng!

Viên chức
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Viên chức
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức chuyển làm cán bộ xã sẽ được xếp lương thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào viên chức quản lý bị miễn nhiệm? Quy trình xem xét miễn nhiệm viên chức quản lý được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào viên chức quản lý không được cho thôi giữ chức vụ?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức chưa có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp thì có bị hủy kết quả tuyển dụng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức Khuyến nông viên có nhiệm vụ gì? Hệ số lương của viên chức Khuyến nông viên là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào phải kê khai phiếu bổ sung lý lịch viên chức? Hướng dẫn điền Phiếu bổ sung lý lịch viên chức 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức công tác ở địa bàn nào được công nhận là vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn?
Hỏi đáp Pháp luật
Tập sự là gì? Chế độ của viên chức tập sự được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức làm thêm giờ khi đi công tác có được trả thêm lương không?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức làm mất giấy chứng nhận Điều tra viên trong ngành kiểm sát nhân dân có bắt buộc phải giải trình bằng văn bản không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Viên chức
Phan Hồng Công Minh
205 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Viên chức
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào