Kiểm thử phần mềm nội bộ dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước tuân theo quy trình như thế nào?

Quy trình kiểm thử phần mềm nội bộ dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước như thế nào? Lập kế hoạch kiểm thử phần mềm nội bộ dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước như thế nào? Xây dựng tình huống, kịch bản kiểm thử phần mềm nội bộ dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước như thế nào? Mong anh chị tư vấn. Tôi cảm ơn.

1. Quy trình kiểm thử phần mềm nội bộ dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước như thế nào? 

Tại mục 3 Phụ lục số 2c Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 24/2020/TT-BTTTT quy định quy trình kiểm thử phần mềm nội bộ dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước như sau:

Quá trình kiểm thử phần mềm nội bộ bao gồm các bước chính như sau:

a) Lập kế hoạch kiểm thử, xác định yêu cầu, phạm vi, chiến lược, các mốc thời gian quan trọng và lịch trình thực hiện các bước từ đầu đến khi kết thúc kiểm thử.

b) Xây dựng tình huống, kịch bản kiểm thử, xác định các điều kiện kiểm thử căn cứ vào chức năng, tính năng kỹ thuật của phần mềm cần kiểm thử.

c) Thiết lập và duy trì môi trường kiểm thử tương đương môi trường vận hành, khai thác thực tế, bao gồm các công cụ hỗ trợ kiểm thử (nếu có) để thực hiện kiểm thử và thông báo trạng thái sẵn sàng môi trường kiểm thử cho các bên liên quan. Môi trường kiểm thử có thể được thiết lập trong chính môi trường vận hành, khai thác hoặc trong một phòng thí nghiệm (gọi tắt là Testlab) nếu môi trường Testlab và môi trường vận hành, khai thác là tương đương.

d) Thực hiện kiểm thử theo kết quả ở bước thiết kế tình huống, kịch bản kiểm thử trong môi trường kiểm thử đã sẵn sàng.

đ) Lập báo cáo kết quả kiểm thử.

2. Lập kế hoạch kiểm thử phần mềm nội bộ dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước như thế nào? 

Theo mục 4 Phụ lục số 2c Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 24/2020/TT-BTTTT quy định lập kế hoạch kiểm thử phần mềm nội bộ dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước như sau:

a) Đơn vị thực hiện:

- Trường hợp tự thực hiện: Chủ đầu tư phối hợp với nhà thầu triển khai và các bên có liên quan.

- Trường hợp thuê đơn vị kiểm thử độc lập: Đơn vị kiểm thử độc lập phối hợp với nhà thầu triển khai và các bên có liên quan.

b) Các hoạt động chính:

- Nghiên cứu nghiệp vụ của bài toán, yêu cầu của người sử dụng.

- Nghiên cứu yêu cầu chức năng và phi chức năng của phần mềm.

- Phân tích, xác định các ràng buộc, ước lượng thời gian và tổng hợp yêu cầu kiểm thử.

- Xác định các mốc thời gian quan trọng trong quá trình kiểm thử.

- Xác định các điều kiện dừng kiểm thử.

- Lập kế hoạch kiểm thử.

- Chấp thuận kế hoạch kiểm thử.

3. Xây dựng tình huống, kịch bản kiểm thử phần mềm nội bộ dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước như thế nào?

Căn cứ mục 5 Phụ lục số 2c Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 24/2020/TT-BTTTT quy định xây dựng tình huống, kịch bản kiểm thử phần mềm nội bộ dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, theo đó:

a) Đơn vị thực hiện:

- Trường hợp tự thực hiện: Chủ đầu tư phối hợp với nhà thầu triển khai và các bên có liên quan.

- Trường hợp thuê đơn vị kiểm thử độc lập: Đơn vị kiểm thử độc lập phối hợp với nhà thầu triển khai và các bên có liên quan.

b) Các hoạt động chính

- Phân tích các tài liệu đầu vào để nắm vững yêu cầu, phạm vi kiểm thử, xác định các tính năng cần kiểm thử và các kỹ thuật kiểm thử.

- Xây dựng các tình huống kiểm thử: số ký hiệu của tình huống, đặt tên tình huống và xác định điều kiện, dữ liệu đầu vào, các bước thực hiện, kết quả mong đợi, kết quả thực tế dựa vào yêu cầu đầu vào.

- Xây dựng các kịch bản kiểm thử tương ứng với các tình huống kiểm thử bảo đảm đáp ứng được việc đánh giá đầy đủ các yêu cầu chức năng và phi chức năng.

- Trong một số trường hợp, nếu có yêu cầu đánh giá sự phù hợp của phần mềm so với các quy định hiện hành, tiêu chuẩn, quy chuẩn hoặc hướng dẫn kỹ thuật chuyên ngành thì bổ sung các hoạt động sau:

+ Chủ đầu tư, nhà thầu triển khai thống nhất cung cấp yêu cầu đầu vào là các văn bản quy định, quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn hoặc hướng dẫn kỹ thuật chuyên ngành có liên quan cho tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm thử.

+ Tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm thử có trách nhiệm bổ sung hoạt động kiểm tra, đánh giá (còn được gọi là kiểm thử tĩnh) lại các tài liệu đặc tả yêu cầu người sử dụng, đặc tả chức năng, phi chức năng của phần mềm so với các quy định, quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn hoặc hướng dẫn kỹ thuật chuyên ngành mà chủ đầu tư cung cấp.

Trân trọng!

Quy trình
Hỏi đáp mới nhất về Quy trình
Hỏi đáp pháp luật
Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thực hiện theo quy trình nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp nào mà hộ gia đình sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập được thay đổi dịch vụ viễn thông phổ cập?
Hỏi đáp pháp luật
Kiểm thử phần mềm nội bộ dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước tuân theo quy trình như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quy trình
Nguyễn Minh Tài
1,412 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quy trình
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào