Quy định về tiêu hủy pháo, thuốc pháo như thế nào?

Việc tiêu hủy pháo, thuốc pháo được quy định như thế nào? Quy định về giám định tư pháp về pháo, thuốc pháo như thế nào? Xin hãy giải đáp giúp tôi những vấn đề trên.

Việc tiêu hủy pháo, thuốc pháo được quy định như thế nào?

Tại Điều 7 Nghị định 137/2020/NĐ-CP việc tiêu hủy pháo, thuốc pháo được quy định như sau:

1. Việc tiêu hủy pháo, thuốc pháo phải bảo đảm tuyệt đối an toàn, làm mất hoàn toàn tính năng, tác dụng, không thể khôi phục lại trạng thái ban đầu, phải tuân thủ đúng quy trình, quy định được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Thủ trưởng cơ quan Quân sự cấp huyện hoặc Công an cấp huyện trở lên phê duyệt phương án gồm: Thời gian, địa điểm, phương pháp, cách thức tiêu hủy, thành phần Hội đồng tham gia tiêu hủy, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố trong quá trình tiêu hủy và hạn chế ảnh hưởng đến môi trường. Địa điểm tiêu hủy phải biệt lập, cách xa nơi dân cư, công trình công cộng và hạn chế ảnh hưởng đến môi trường.
3. Phương pháp tiêu hủy
a) Đối với các loại pháo, vỏ bằng vật liệu không chịu nước thì phải tháo bỏ hộp, giấy bảo quản, sau đó ngâm vào nước cho đến khi vỏ và thành phẩm tách rời nhau. Tiến hành vớt các vật liệu bằng giấy, bìa, cặn không tan trong nước để riêng, đem phơi khô và tiêu hủy bằng cách đốt hoặc chôn lấp; đối với nước có chứa hóa chất còn lại phải chôn lấp tại các địa điểm đã được Thủ trưởng cơ quan Quân sự cấp huyện hoặc Công an cấp huyện trở lên phê duyệt;
b) Đối với các loại pháo, vỏ bằng vật liệu chịu nước thì phải tháo bỏ tách riêng phần vỏ và thuốc pháo. Đối với vỏ thì tiêu hủy bằng cách đốt hoặc chôn lấp; thuốc pháo phải ngâm vào nước cho đến khi thuốc pháo ngậm đủ nước làm mất tính năng nổ, cặn không tan đem phơi khô và tiêu hủy bằng cách đốt hoặc chôn lấp tại các địa điểm đã được Thủ trưởng cơ quan Quân sự cấp huyện hoặc Công an cấp huyện trở lên phê duyệt;
c) Đối với thuốc pháo thực hiện như tiêu hủy thuốc pháo quy định tại điểm b khoản này.
4. Trình tự, thủ tục tiêu hủy
a) Sau khi có quyết định tiêu hủy của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan Quân sự cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp huyện trở lên phải thành lập Hội đồng tiêu hủy và xây dựng phương án tiêu hủy. Thành phần Hội đồng tiêu hủy bao gồm: Đại diện cơ quan tiêu hủy là Chủ tịch Hội đồng; đại diện cơ quan kỹ thuật chuyên ngành và cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về môi trường cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm tiêu hủy là thành viên Hội đồng. Phương án tiêu hủy phải bảo đảm tuyệt đối an toàn, hạn chế ảnh hưởng đến môi trường;
b) Sau khi tiêu hủy, phải tiến hành kiểm tra lại hiện trường, bảo đảm tất cả pháo tiêu hủy đã bị làm mất khả năng phục hồi tính năng, tác dụng. Kết quả tiêu hủy phải được lập thành biên bản, có xác nhận của Chủ tịch và các thành viên Hội đồng.
5. Trường hợp pháo, thuốc pháo do các tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình sản xuất còn tồn đọng, hư hỏng, hết hạn sử dụng thì người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp tổ chức thực hiện tiêu hủy pháo, thuốc pháo theo quy trình tại địa điểm được cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng phê duyệt. Sau khi tiêu hủy phải báo cáo kết quả về cơ quan Quân sự, cơ quan Công an trực tiếp quản lý, cấp giấy phép.

Theo đó, việc tiêu hủy pháo, thuốc pháo phải bảo đảm tuyệt đối an toàn, làm mất hoàn toàn tính năng, tác dụng, không thể khôi phục lại trạng thái ban đầu, phải tuân thủ đúng quy trình, quy định được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Quy định về tiêu hủy pháo, thuốc pháo như thế nào?

Quy định về tiêu hủy pháo, thuốc pháo như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy định về giám định tư pháp về pháo, thuốc pháo như thế nào?

Theo Điều 8 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về giám định tư pháp về pháo, thuốc pháo như sau:

1. Cơ quan có thẩm quyền giám định tư pháp về pháo, thuốc pháo, bao gồm:
a) Viện Khoa học hình sự thuộc Bộ Công an;
b) Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh;
c) Phòng Giám định Kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.
2. Trình tự, thủ tục giám định pháo, thuốc pháo thực hiện theo quy định của Luật Giám định tư pháp và Bộ luật Tố tụng hình sự.

Theo đó, cơ quan có thẩm quyền giám định tư pháp về pháo, thuốc pháo, bao gồm:

- Viện Khoa học hình sự thuộc Bộ Công an;

- Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh;

- Phòng Giám định Kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.

Trân trọng!

Thuốc pháo
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thuốc pháo
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về tiêu hủy pháo, thuốc pháo như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thuốc pháo
4,102 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thuốc pháo
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào