Có được làm kế toán cho nhiều công ty không? Vợ có được làm kế toán công ty tư nhân của chồng không?

Làm kế toán cho nhiều công ty có được không? Vợ có được làm kế toán công ty tư nhân của chồng không? Người bị khiếm thị thì thực hiện ký chứng từ kế toán thế nào?

Làm kế toán cho nhiều công ty có được không?

Dạ, em muốn hỏi hiện tại em làm kế toán cho cơ sở bán quần áo nhưng công việc không nhiều, vậy em có thể tham gia làm kế toán công ty khác không? Nếu cả hai nơi đều đồng ý thì theo quy định pháp luật có cấm không?

Trả lời:

Căn cứ khoản 1 Điều 19 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.

Khoản 7 Điều 13 Luật Kế toán 2015 quy định: Các hành vi bị nghiêm cấm người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ, trừ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu.

Như vậy, Luật kế toán 2015 chỉ cấm người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ, trừ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu chứ không có quy định nào cấm việc một kế toán không được phép làm kế toán tại nhiều công ty khác nhau. Do đó, bạn có thể làm việc hai cơ sở như bạn đã đề cập.

Có được làm kế toán cho nhiều công ty không? Vợ có được làm kế toán công ty tư nhân của chồng không?

Có được làm kế toán cho nhiều công ty không? Vợ có được làm kế toán công ty tư nhân của chồng không? (Hình từ Internet)

Vợ có được làm kế toán công ty tư nhân của chồng không?

Chồng tôi hiện chuẩn bị mở một doanh nghiệp tư nhân, tôi hiện đang có chứng chỉ kế toán vậy tôi có được làm kế toán trong doanh nghiệp chồng tôi hay không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 52 Luật Kế toán 2015 về những người không được làm kế toán như sau:

1. Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.
3. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
4. Người đang là người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.

Như vậy, do chồng chị là chủ doanh nghiệp tư nhân, nên khi chị làm kế toán sẽ không thuộc trường hợp bị cấm được nêu trong luật. Nên nếu chị có chứng chỉ kế toán thì sẽ được làm kế toán trong doanh nghiệp chồng chị.

Người bị khiếm thị thì thực hiện ký chứng từ kế toán thế nào?

Dạ, cho em hỏi theo quy định hiện hành thì đối với người bị khiếm thị không bị mù hoàn toàn thì thực hiện ký chứng từ kế toán thế nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 3 Điều 5 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định về chứng từ kế toán như sau:

Trường hợp người khiếm thị là người bị mù hoàn toàn thì khi ký chứng từ kế toán phải có người sáng mắt được phân công của đơn vị phát sinh chứng từ chứng kiến. Đối với người khiếm thị không bị mù hoàn toàn thì thực hiện ký chứng từ kế toán như quy định tại Luật kế toán.

Cụ thể, tại Điều 19 Luật kế toán 2015 quy định về việc ký chứng từ như sau:

Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. Chữ ký trên chứng từ kế toán của người khiếm thị được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Trân trọng!

Mạc Duy Văn

Kế toán
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kế toán
Hỏi đáp Pháp luật
Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực kế toán năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc phải thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu kế toán hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải mẫu giấy đề nghị thanh toán theo hướng dẫn của Bộ tài chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách ghi sổ tiền gửi ngân hàng theo Thông tư 200 chi tiết, chuẩn xác 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu sổ chi tiết tiền vay theo Thông tư 200 và Cách ghi?
Hỏi đáp Pháp luật
Các công việc của kế toán theo quy định của pháp luật gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách lập bảng cân đối kế toán theo Thông tư 200 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn vị kế toán là gì? Đơn vị tính sử dụng trong kế toán năm 2024 được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kế toán
529 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Kế toán
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào