Trong việc bảo đảm an toàn cho khách du lịch khi tham gia hoạt động du lịch nguy hiểm thì cá nhân tổ chức có trách nhiệm gì?

Sắp tới, tôi cùng gia đình tham gia tour du lịch tại Phú Quốc. Dự kiến tôi và gia đình sẽ tham gia vào hoạt động du lịch lặn dưới nước. Tuy nhiên, tôi đang băn khoăn muốn biết: Pháp luật có quy định như thế nào về trách nhiệm cá nhân trong việc bảo đảm an toàn cho khách du lịch khi tham gia sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe? Điều kiện để công nhận một điểm du lịch là gì?

Trách nhiệm cá nhân tổ chức trong việc bảo đảm an toàn cho khách du lịch khi tham gia hoạt động du lịch nguy hiểm?

Căn cứ Điều 13 Luật Du lịch 2017 quy định bảo đảm an toàn cho khách du lịch, cụ thể như sau:

1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại khu du lịch, điểm du lịch.
2. Tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch có biện pháp phòng, tránh rủi ro và tổ chức bộ phận bảo vệ, cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch.
3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm cảnh báo nguy cơ gây nguy hiểm cho khách du lịch; thông báo, chỉ dẫn kịp thời cho khách du lịch trong trường hợp khẩn cấp; áp dụng biện pháp cần thiết, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch.

Tại Điều 9 Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định biện pháp bảo đảm an toàn khi kinh doanh các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch, theo đó:

1. Có cảnh báo, chỉ dẫn về điều kiện khí hậu, thời tiết, sức khỏe và các yếu tố liên quan khi cung cấp các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch.
2. Có phương án cứu hộ, cứu nạn; bố trí lực lượng cứu hộ khách du lịch và can thiệp, xử lý, ứng cứu kịp thời các sự cố, tai nạn, rủi ro xảy ra; duy trì, bảo đảm thông tin liên lạc với khách du lịch trong suốt thời gian cung cấp sản phẩm.
3. Bố trí, sử dụng huấn luyện viên, kỹ thuật viên, hướng dẫn viên có chuyên môn phù hợp.
4. Phổ biến các quy định về bảo đảm an toàn cho khách du lịch; hướng dẫn các thao tác kỹ thuật cho khách du lịch trước khi cung cấp sản phẩm du lịch.
5. Cung cấp, hướng dẫn sử dụng và giám sát việc sử dụng trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, bảo đảm an toàn cho khách du lịch.

Theo các quy định nêu trên, lặn dưới nước là sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch nên các cá nhân khi kinh doanh sản phẩm này thì phải có các biện pháp bảo đảm an toàn cho du khách.

Trong việc bảo đảm an toàn cho khách du lịch khi tham gia hoạt động du lịch nguy hiểm thì cá nhân tổ chức có trách nhiệm gì?

Trong việc bảo đảm an toàn cho khách du lịch khi tham gia hoạt động du lịch nguy hiểm thì cá nhân tổ chức có trách nhiệm gì? (Hình từ Internet)

Điều kiện để công nhận một điểm du lịch là gì?

Theo Điều 11 Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định điều kiện công nhận điểm du lịch, như sau:

1. Có tài nguyên du lịch, có ranh giới xác định trên bản đồ địa hình do cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Tỷ lệ bản đồ phụ thuộc vào yêu cầu quản lý và địa hình khu vực.
2. Có kết cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết bảo đảm phục vụ khách du lịch, bao gồm:
a) Có kết nối giao thông, thông tin liên lạc thuận lợi;
b) Có điện, nước sạch;
c) Có biển chỉ dẫn, thuyết minh về điểm du lịch;
d) Có dịch vụ ăn uống, mua sắm.
3. Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, bao gồm:
a) Có bộ phận bảo vệ trực 24 giờ mỗi ngày;
b) Công khai số điện thoại, địa chỉ của tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch;
c) Có hình thức tiếp nhận và giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của khách du lịch;
d) Nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng, được bố trí đủ, tương ứng với số lượng khách du lịch vào thời kỳ cao điểm;
đ) Có biện pháp thu gom và xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường;
e) Áp dụng các biện pháp phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.

Như vậy, khi một địa điểm muốn được công nhận là một điểm du lịch thì cần phải đáp ứng được tất cả các điều kiện nêu trên.

Trân trọng!

Nguyễn Minh Tài

Hoạt động du lịch
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hoạt động du lịch
Hỏi đáp Pháp luật
Muốn làm đại lý du lịch thì có cần đáp ứng điều kiện, xin giấy phép gì không?
Hỏi đáp pháp luật
Đi du lịch nước ngoài, có bị xoá hộ khẩu?
Hỏi đáp pháp luật
Làm du lịch hai tháng, nói miệng được không?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của các cơ sở văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch để đảm bảo quyền của người khuyết tật
Hỏi đáp pháp luật
Ngày công ty tổ chức du lịch cho nhân viên có được tính vào ngày nghỉ phép không?
Hỏi đáp pháp luật
Tổ chức hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch của người khuyết tật
Hỏi đáp pháp luật
Chính sách miễn giảm giá vé, giá dịch vụ đối với người khuyết tật khi họ tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch
Hỏi đáp pháp luật
Chính sách đối với hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch đối với người khuyết tật
Hỏi đáp pháp luật
Cấp phép chạy xe ô tô điện du lịch quanh khu vực khu đô thị mới Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội
Hỏi đáp pháp luật
Hóa đơn công ty du lịch
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hoạt động du lịch
4483 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hoạt động du lịch
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào