Chứng thực sổ hộ khẩu ở tỉnh khác được không? Bản dịch nào cũng phải được chứng thực?

Chứng thực sổ hộ khẩu ở tỉnh khác có được không? Bản dịch nào cũng phải được chứng thực không? Việc đóng dấu giáp lai của tổ chức trên hợp đồng công chứng và chứng thực bản sao được photo màu

Chứng thực sổ hộ khẩu ở tỉnh khác có được không?

Cho em hỏi em sổ hộ khẩu của em tại Quảng Trị em photo SHK đem vào Huế xin chứng thực có được không ạ?

Trả lời:

Điều 77 Luật Công chứng 2014 quy định Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản của công chứng viên

1. Công chứng viên được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.

2. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng thực.

Đồng thời, Khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP cũng quy định rõ: Việc chứng thực bản sao từ bản chính không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.

Như vậy, pháp luật cũng không giới hạn thẩm quyền chứng thực sổ hộ khẩu theo nơi cư trú. Do đó, bạn có thể thực hiện thủ tục này ở Huế nhưng phải có bản chính để đối chiếu thực hiện.

Bản dịch nào cũng phải được chứng thực không?

Có phải bản dịch nào cũng được công chứng viên chứng thực không? Mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập.

Trả lời:

Theo Khoản 1 Điều 61 Luật công chứng 2014 quy định chỉ có những bản dịch của phiên dịch viên công tác với văn phòng công chứng yêu cầu chứng thực bản dịch mới được chứng thực.

Phiên dịch viên cộng tác với văn phòng công chứng, cần có các điều kiện sau: Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó.

Như vậy không phải tất cả bản dịch đều được công chứng viên chứng thực, mà chỉ có bản dịch do phiên dịch viên cộng tác với văn phòng công chứng yêu câu chứng thực mới được VPCC đó chứng thực.

Việc đóng dấu giáp lai của tổ chức trên hợp đồng công chứng và chứng thực bản sao được photo màu

Tổ chức kinh tế khi ký công chứng hợp đồng thế chấp có cần phải đóng dấu giáp lai của tổ chức kinh tế trên hợp đồng thế chấp không? Có được chứng thực bản sao từ bản chính mà bản sao được photo màu?

Trả lời:

Căn cứ Khoản 8 Điều 40 và Khoản 3 Điều 41 Luật công chứng 2014 quy định người yêu cầu công chứng phải ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch và phải ký trước mặt công chứng viên, trừ trường hợp người yêu cầu công chứng là tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác đã đăng ký chữ ký mẫu của người có thẩm quyền giao kết hợp đồng, giao dịch tại tổ chức hành nghề công chứng thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng, giao dịch mà không cần ký trước mặt công chứng viên Theoq quy định tại Khoản 1 Điều 48.

Luật công chứng 2014 cũng quy định văn bản công chứng có từ hai tờ trở lên phải được tổ chức hành nghề công chứng đóng dấu giáp lai giữa các tờ.

Như vậy, Luật công chứng 2014 quy định trường hợp tổ chức kinh tế tham gia ký kết hợp đồng thế chấp tại tổ chức hành nghề công chứng thì người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức kinh tế đó phải ký vào tất cả các trang của hợp đồng thế chấp đó (và ký trước mặt công chứng viên, trừ trường hợp đã đăng ký mẫu chữ ký) và quy định tổ chức hành nghề công chứng phải đóng dấu giáp lai chứ không quy định tổ chức kinh tế đó phải đóng dấu giáp lai vào hợp đồng thế chấp.

Mặt khác căn cứ Khoản 6 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch quy định:

- Bản sao dùng để chứng thực là bản chụp từ bản chính.

- Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính, bản chính giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 22 của Nghị định này thì thực hiện chứng thực theo quy định khoản 3 Điều 20.

Căn cứ quy định nêu trên thì trường hợp bản sao là bản chụp (bản photo) từ bản chính và có nội dung đúng với bản chính, bản chính không thuộc trường hợp không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao thì bản sao đó có thể được xem xét chứng thực đúng với bản chính mà không phụ thuộc vào màu sắc của tờ giấy dùng để chụp (photo) bản sao. 

Trân trọng!

Phan Hồng Công Minh

Chứng thực chữ ký
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chứng thực chữ ký
Hỏi đáp Pháp luật
Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền chứng thực chữ ký của người dịch không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu lời chứng chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng thực điện tử là gì? Chứng thực điện tử ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
04 trường hợp được thực hiện chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền? Chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền phải đảm bảo điều kiện gì?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục chứng thực chữ ký thông thường?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục chứng thực chữ ký của người dịch?
Hỏi đáp pháp luật
Giấy tờ của phương tiện cơ giới gắn biển số nước ngoài không có bản dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Việt bị phạt thế nào kể từ ngày 01/08/2016?
Hỏi đáp pháp luật
Chứng thực sổ hộ khẩu ở tỉnh khác được không? Bản dịch nào cũng phải được chứng thực?
Hỏi đáp pháp luật
Phải có chữ ký của người dịch đối với bản dịch từ giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài qua tiếng Việt để chứng thực không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chứng thực chữ ký
5972 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chứng thực chữ ký
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào