Được nghỉ thêm bao nhiêu lâu sau khi ốm đau, sức khỏe chưa phục hồi hoàn toàn?

Được nghỉ thêm bao lâu sau khi ốm đau, sức khỏe chưa phục hồi hoàn toàn? Nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau sinh đối với ai? Có được chi trả BHYT khám chẩn đoán sức khỏe thai nhi không?

Được nghỉ thêm bao lâu sau khi ốm đau, sức khỏe chưa phục hồi hoàn toàn?

Tôi làm nhân viên văn phòng, hiện tại tôi đang chuẩn bị đi làm lại tại công ty cũ. Trước đó tôi nghỉ việc để điều trị bệnh theo yêu cầu của bệnh viện. Tôi đã nghỉ được 20 ngày. Nhưng hiện tại, tôi vẫn cảm thấy chưa được khỏe hoàn toàn, tôi muốn hỏi rằng tôi còn được hưởng chế độ ốm đau theo bảo hiểm xã hội bao nhiêu ngày nữa? Nếu hết thời gian hưởng chế độ, tôi có thể nghỉ thêm bao lâu và được hưởng chế độ ra sao? Tôi đã tham gia bảo hiểm xã hội được 5 năm liên tục cho tới nay và đi làm theo hợp đồng không xác định thời hạn tại công ty.

Trả lời:

Theo thông tin bạn cung cấp có thể xác định bạn thuộc đối tượng được hưởng chế độ ốm đau từ bảo hiểm xã hội, được quy định tại Điều 24 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về đối tượng áp dụng chế độ ốm đau, cụ thể:

- Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.

Đồng thời Điểm a Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng của bảo hiểm xã hội như sau:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

Xét tính chất công việc và thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bạn, thời gian nghỉ ốm đau trong 1 năm của bạn được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

- Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

Như vậy, trong 1 năm bạn có 30 ngày hưởng chế độ ốm đau, do đó bạn còn có thể hưởng thêm 20 ngày chế độ ốm đau nữa. Trong trường hợp sau khi đã hưởng hết số ngày theo luật định, bạn có thể hưởng thêm chế độ theo quy định tại Điều 29 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về dưỡng sức, phục hồi sau khi ốm đau như sau:

- Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.

- Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

- Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:

+ Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;

+ Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;

+ Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.

- Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Như vậy, bạn chỉ có thể hưởng chế độ trên trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc. Số ngày nghỉ do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, nếu không có công đoàn cơ sở thì số ngày nghỉ tối đa tùy vào trường hợp mà người sử dụng lao động quyết định và không quá 10 ngày. Đồng thời số tiền được hưởng chế độ là 30% mức lương cơ sở.

Nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau sinh đối với ai?

Hiện đang làm công tác nhân sự tại Bình Dương. Liên quan đến việc giải quyết chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh cho một số chị em tôi có thắc mắc cần hỏi. Theo quy định hiện hành thì những ai được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau sinh? 

Trả lời:

Tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, có quy định.

1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

Theo quy định trên thì lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ khi sinh con mà con bị chết -> Mà trong khoảng 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ để phục hồi sức khỏe từ 5 đến 10 ngày.

Lưu ý: Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở. (hiện tại từ ngày 1/7/2019 mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng)

Có được chi trả BHYT khám chẩn đoán sức khỏe thai nhi không?

Em có bầu đã được ba tháng, em có tham gia bảo hiểm y tế đầy đủ anh chị cho em hỏi nếu em đi khám để chẩn đoán sức khỏe của em bé trong bụng em thì có được bảo hiểm y tế chi trả tiền khám không ạ? Em cảm ơn.

Trả lời:

Căn cứ Khoản 1 Điều 21 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bởi Điều 1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế như sau:

Điều 21. Phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:

a) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;

b) Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

Bên cạnh đó, tại Điều 23 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bởi Điều 1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định như sau:

Điều 23. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế

1. Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 đã được ngân sách nhà nước chi trả.

2. Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.

3. Khám sức khỏe.

4. Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.

5. Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.

6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.

7. Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi.

8. Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.

9. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa.

10. Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.

11. Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.

12. Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.

Như vậy, dẫn chiếu đến trường hợp của bạn theo đó việc bạn đi khám chẩn đoán sức khỏe của thai nhi không nhằm mục đích điều trị thì đây là trường hợp không được chi trả BHYT theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.

Trân trọng!

Thời gian hưởng chế độ ốm đau
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thời gian hưởng chế độ ốm đau
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian hưởng chế độ ốm đau khi con dưới 7 tuổi ốm là bao lâu?
Hỏi đáp pháp luật
Ốm từ 14 ngày trở lên sẽ không đóng bảo hiểm tháng đó?
Hỏi đáp pháp luật
Sau khi ốm đau, sức khỏe chưa phục hồi hoàn toàn thì được nghỉ thêm bao lâu?
Hỏi đáp pháp luật
Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau
Hỏi đáp pháp luật
Thời gian tối đa người lao động được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau
Hỏi đáp pháp luật
Hết thời gian nghỉ ốm đau muốn nghỉ nữa có được không?
Hỏi đáp pháp luật
Thời gian nghỉ ốm đau có được tính để nhận tiền thất nghiệp?
Hỏi đáp pháp luật
Xác định số ngày nghỉ ốm đau
Hỏi đáp pháp luật
Sau khi xuất viện người lao động được nghỉ ốm đau tối đa bao lâu?
Hỏi đáp pháp luật
Thời gian hưởng chế độ khi con bị ốm đau của cả hai vợ chồng là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thời gian hưởng chế độ ốm đau
Phan Hồng Công Minh
286 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thời gian hưởng chế độ ốm đau
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào