Có bị tử hình khi hiếp dâm trẻ em? Có xem tảo hôn là giao cấu với trẻ em?

Có bị tử hình khi hiếp dâm trẻ em không? Có xem tảo hôn là giao cấu với trẻ em không? Sự khác nhau giữa tội hiếp dâm trẻ em và giao cấu với trẻ em?

Có bị tử hình khi hiếp dâm trẻ em không?

Gần nhà tôi có xảy ra một việc chấn động cả vùng làng quê, chuyện là anh hàng xóm là bạn của ba mẹ bé sau nhiều lần đến chơi khi ba mẹ bé gửi bé cho anh trông chừng thì anh dùng điện thoại và kẹo nhằm thực hiện hành vi đồi bại (bé nay được 11 tuổi), khi ba mẹ bé về phát hiện, báo công an thì biết anh ta đã nhiều lần thực hiện. Chúng tôi rất bức xúc về con người của anh ta, tôi thiết nghĩ nên sớm loại trừ ra khỏi xã hội này, thế Ban biên tập cho tôi hỏi: Hiếp dâm trẻ em có bị tử hình không?

(*****@gmail.com)

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi Khoản 24 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi như sau:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;

b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Có tính chất loạn luân;

b) Làm nạn nhân có thai;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Đối với 02 người trở lên;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Có tổ chức;

b) Nhiều người hiếp một người;

c) Đối với người dưới 10 tuổi;

d) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

đ) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, với hành vi thực hiện hành vi đồi bại hiếp dâm bé ở một số trường hợp sẽ bị tù chung thân đến tử hình. Tuy nhiên, điều đó phải để cơ quan điều tra làm rõ, với hành vi đó thì bạn có thể tham khảo các mức xử phạt như trên.

Có xem tảo hôn là giao cấu với trẻ em không?

Chuyện là em trai tôi đã 20 tuổi nó có dắt bạn gái nó về hỏi gia đình cho cưới hỏi vì 02 đứa đã có quan hệ, mọi người đồng ý nhưng đến gần ngày cưới gia đình tôi mới biết bé gái mới 15 tuổi, nhưng mọi chuyện đã chuẩn bị nên vẫn cho 02 đứa kết hôn. Sống được vài tháng thì 02 vợ chồng nó có mâu thuẫn, nên em trai tôi có đánh nó rồi đuổi về nhà mẹ đẻ. Nay phía gia đình nhà gái muốn kiện em tôi về tội bạo hành cũng như giao cấu với trẻ em. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi 02 đứa nó đã có cưới hỏi biết là không đúng luật xem là tảo hôn vậy em trai tôi có bị xem là giao cấu với trẻ em không?

(****@gmail.com)

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi như sau:

1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Có tính chất loạn luân;

d) Làm nạn nhân có thai;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

e) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, việc gia đình đã biết bé gái vẫn chưa đủ tuổi mà vẫn tổ chức tảo hôn là đã sai đã vi phạm pháp luật theo Điều 183 Bộ luật Hình sự 2015 tội tổ chức tảo hôn: Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Với trường hợp em trai bạn đã 20 tuổi có quan hệ với bé gái 15 tuổi, dù là 02 người hoàn toàn tự nguyện nhưng hành vi giao cấu với có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Vì ở tội này, không phân biệt người bị hại tự nguyện hay bị ép buộc giao cấu trái ý muốn thì đều cấu thành tội phạm. Và em bạn có thể bị phạt tù từ 01 đến 05 năm tù.

Sự khác nhau giữa tội hiếp dâm trẻ em và giao cấu với trẻ em?

Xin chào anh/chị, em tên Hoàng My là sinh viên năm 3 trường đại học Tôn Đức Thắng. Em rất thích học luật hình sự tuy nhiên nay em đã năm 3 rồi mà vẫn không rõ lắm, không thể phân biệt thế nào là hiếp dâm trẻ em thế nào là giao cấu với trẻ em, các anh/chị hỗ trợ giúp em với. Hay nói một cách cụ thể: Tội hiếp dâm trẻ em và giao cấu với trẻ em khác nhau như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ anh/chị. (0123***)

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 142 và Điều 145 Bộ luật hình sự 2015, Tội hiếp dâm trẻ em và giao cấu với trẻ em được quy định như sau:

Phân biệt tội hiếp dâm trẻ em và tội giao cấu trẻ em

 

Tội hiếp dâm trẻ em

Tội giao cấu với trẻ em

Chủ thể

Người phạm tội đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự

Người đã thành niên từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự

Đối tượng

Trẻ em dưới 16 tuổi

Trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

Hành vi

Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ. Trường hợp người phạm tội có hành vi giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi thì đều cấu thành tội hiếp dâm trẻ em

Giao cấu có sự đồng ý, chấp nhận của nạn nhân, mặc dù người phạm tội không có bất kỳ thủ đoạn nào ép buộc, khống chế

Khung hình phạt

Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 142 BLHS 2015; hoặc có mức phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 142 BLHS 2015. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 145 BLHS 2015; hoặc có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 145 BLHS 2015. Người phạm tội này không bị áp dụng hình phạt bổ sung.

Như vậy, như đã phân tích ở khung hình phạt của hai tội này, thì hành vi hiếp dâm trẻ em có mức độ nghiêm trọng hơn so với tội giao cấu với trẻ em.

Trên đây là nội dung tư vấn về sự khác nhau giữa tội hiếp dâm trẻ em và tội giao cấu trẻ em. Để hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng tìm hiểu thêm tại Bộ luật hình sự 2015.

Trân trọng!

Thi hành án tử hình
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thi hành án tử hình
Hỏi đáp Pháp luật
Chết trước khi bị án tử hình sẽ xử lý như thế nào? Việc làm đơn xin nhận tử thi đối với người thi hành án tử là người nước ngoài được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Việt Nam có mấy loại tử hình? Thi hành án tử hình không áp dụng đối với đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các tội nào không bị phạt tử hình theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Người cao tuổi phạm tội thuộc khung tử hình thì quyết định hình phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình?
Hỏi đáp Pháp luật
Phòng biệt giam người bị kết án tử hình được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bữa cơm cuối cùng của người tử tù có những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Người bị thi hành án tử hình có được chi trả tiền bảo hiểm nhân thọ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thi hành án tử hình cần tiêm những loại thuốc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người bị kết án tử hình bằng một bản án có hiệu lực pháp luật thì có được xin giảm án không? Trường hợp nào được hoãn thi hành án tử hình?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thi hành án tử hình
Phan Hồng Công Minh
558 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thi hành án tử hình
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào