Di chúc miệng được viết ra mà không được chứng thực chữ ký có hợp pháp không?

Di chúc miệng không được chứng thực chữ ký có hợp pháp hay không? Người lập di chúc miệng còn sống thì di chúc có hiệu lực không? Cháu có được làm chứng cho việc lập di chúc của ông không?

Di chúc miệng không được chứng thực chữ ký có hợp pháp hay không?

Bác tôi hiện nay do sức khỏe yếu nên không thể lập di chúc bằng giấy nên có nhờ hai người làm chứng để lập di chúc miệng. Sau khi được người làm chứng viết lại lời di chúc thì bản di chúc được hai người làm chứng ký tên vào. Vậy trong trường hợp này di chúc không có chứng thực chữ ký thì có hợp pháp không? Mong ban biên tập hỗ trợ.

Trả lời:

Theo Khoản 5 Điều 630 Bộ Luật dân sự 2015 quy định:

Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Như vậy di chúc miệng được người làm chứng viết ra và ký tên vào phải được chứng thực chữ ký bởi cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì bản di chúc đó mới được xem là hợp pháp.

Người lập di chúc miệng còn sống thì di chúc có hiệu lực không?

Bác em không may bị tai nạn giao thông, lúc bác nguy kịch thì có di chúc miệng để lại tài sản cho 3 người con và vợ, có người làm chứng. Sau đó thì người làm chứng có ghi lại lời bác và đi chứng thực. Tuy nhiên đến nay đã 3 tháng, bác qua cơn nguy kịch và tỉnh lại. Bây giờ bác sức khỏe ổn định, minh mẫn. Vậy di chúc có hiệu lực không?

Trả lời:

Điều 629 Bộ luật dân sự 2015 quy định về di chúc miệng như sau:

1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Như vậy sau thời gian 3 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà bác bạn vẫn còn sống, minh mẫn và sáng suốt thì di chúc miệng này mặc nhiên bị hủy bỏ, tức là không có hiệu lực bạn nhé.

Cháu có được làm chứng cho việc lập di chúc của ông không?

Ông nội em muốn lập di chúc và kêu em là người làm chứng vì ông tin tưởng em. Cho em hỏi: cháu có được làm chứng cho việc lập di chúc của ông không ạ?

Trả lời:

Điều 632 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau: 

Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

- Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Mà theo Điểm b Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì cháu ruột là người thừa kế theo pháp luật, thuộc hàng thừa kế thứ hai của ông nội.

Như vậy, cháu ruột không được là người làm chứng cho việc lập di chúc của ông.

Trân trọng!

Tạ Thị Thanh Thảo

Chứng thực chữ ký
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chứng thực chữ ký
Hỏi đáp Pháp luật
Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền chứng thực chữ ký của người dịch không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu lời chứng chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng thực điện tử là gì? Chứng thực điện tử ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
04 trường hợp được thực hiện chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền? Chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền phải đảm bảo điều kiện gì?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục chứng thực chữ ký thông thường?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục chứng thực chữ ký của người dịch?
Hỏi đáp pháp luật
Giấy tờ của phương tiện cơ giới gắn biển số nước ngoài không có bản dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Việt bị phạt thế nào kể từ ngày 01/08/2016?
Hỏi đáp pháp luật
Chứng thực sổ hộ khẩu ở tỉnh khác được không? Bản dịch nào cũng phải được chứng thực?
Hỏi đáp pháp luật
Phải có chữ ký của người dịch đối với bản dịch từ giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài qua tiếng Việt để chứng thực không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chứng thực chữ ký
305 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chứng thực chữ ký
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào