Có được miễn lệ phí môn bài đối với hộ gia đình kinh doanh không thường xuyên không?

Hộ gia đình kinh doanh không thường xuyên có được miễn lệ phí môn bài không? Các đối tượng phải nộp lệ phí môn bài bao gồm? Chào Ban biên tập, tôi có vấn đề này cần được giải đáp. Gia đình tôi kinh doanh bất động sản dưới dạng hộ già đình nhưng không có thường xuyên. Cho tôi hỏi là hộ gia đình kinh doanh không thường xuyên thì có được miễn lệ phí môn bài không? Các đối tượng phải nộp lệ phí môn bài bao gồm những ai? Rất mong được Ban biên tập giải đáp vấn đề này, tôi xin chân thành cảm ơn.

Hộ gia đình kinh doanh không thường xuyên có được miễn lệ phí môn bài không?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi Điểm c Khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định miễn lệ phí môn bài như sau:

Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài, gồm:

1. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.

2. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

3. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.

4. Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.

5. Điểm bưu điện văn hóa xã; cơ quan báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử).

6. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp theo quy định của pháp luật về hợp tác xã nông nghiệp.

Như vậy, theo quy định trên thì hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên thuộc một trong những đối tượng được miễn lệ phí môn bài.

Các đối tượng phải nộp lệ phí môn bài bao gồm?

Tại Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định người nộp lệ phí môn bài:

Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này, bao gồm:

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.

3. Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

4. Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.

5. Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.

6. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có).

7. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trân trọng!

Vũ Thiên Ân

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

299 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào