Có được làm tròn trong sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn của báo cáo nợ công không?

Lập báo cáo nợ công sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn có được làm tròn không? Một năm lập báo cáo nợ công theo kỳ mấy tháng? Chào ban biên tập, tôi mới xin vô làm kế toán cho một đơn vị nhà nước, thấy mấy anh/chị đồng nghiệp đang chuẩn bị lập báo cáo nợ công, tôi cũng được giao một làm một phần trong đó, phần được giao của tôi có sử dụng những đơn vị tiền tệ và có số lẽ thì có được làm tròn không? Một năm lập báo cáo nợ công theo kỳ mấy tháng? Xin nhờ ban biên tập giải đáp. Tôi cảm ơn.

Lập báo cáo nợ công sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn có được làm tròn không?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 99/2021/TT-BTC quy định đơn vị tính như sau:

1. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán nợ công là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”).

2. Kế toán ngoại tệ phải ghi theo nguyên tệ và quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ do Bộ Tài chính quy định tại thời điểm hạch toán. Trong trường hợp cụ thể, nếu có quy định tỷ giá khác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, thì kế toán thực hiện theo quy định đó.

3. Khi lập báo cáo nợ công hoặc công khai báo cáo nợ công được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, đơn vị kế toán được làm tròn số bằng cách:

a) Đối với đồng Việt Nam: Được rút gọn đến đơn vị tỷ đồng Việt Nam. Chữ số sau chữ số hàng đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một (1) đơn vị; nếu nhỏ hơn năm (5) thì không tính.

b) Đối với ngoại tệ: Được rút gọn đến triệu đơn vị ngoại tệ. Chữ số thập phân phần nghìn (chữ số thứ 3 sau dấu phẩy thập phân), nếu bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một phần trăm (1%) đơn vị; nếu nhỏ hơn năm (5) thì không tính.

Như vậy, anh/chị khi lập báo cáo nợ công hoặc công khai báo cáo nợ công cho đơn vị, cơ quan sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn được làm tròn số theo quy tắc trên.

Một năm lập báo cáo nợ công theo kỳ mấy tháng?

Theo Điều 8 Thông tư 99/2021/TT-BTC quy định kỳ kế toán; kỳ và phương thức gửi, nhận báo cáo nợ công như sau:

1. Kỳ kế toán nợ công gồm: Kỳ kế toán tháng và kỳ kế toán năm.

a) Kỳ kế toán tháng là khoảng thời gian được tính từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng (dương lịch).

b) Kỳ kế toán năm (niên độ kế toán) là khoảng thời gian được tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 (dương lịch).

2. Báo cáo nợ công được lập theo kỳ 6 tháng (từ ngày 01/01 đến ngày 30/6) và kỳ 1 năm (từ ngày 01/01 đến 31/12).

3. Phương thức gửi, nhận báo cáo nợ công:

Báo cáo nợ công được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử tùy theo điều kiện thực tế và yêu cầu của cơ quan nhận báo cáo.

Theo đó, báo cáo nợ công trong đơn vị, cơ quan được lập theo kỳ 6 tháng (từ ngày 01/01 đến ngày 30/6) và kỳ 1 năm (từ ngày 01/01 đến 31/12).

Trân trọng!

Phan Hồng Công Minh

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

609 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào