Có được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp đối với cá nhân hộ cận nghèo sản xuất cây cao su không?

Cá nhân hộ cận nghèo sản xuất cây cao su có được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp không? Những loại rủi ro nào khi sản xuất cao su được bảo hiểm nông nghiệp được hỗ trợ? Chào ban biên tập, em sản xuất cây cao su thuộc hộ cận nghèo ở Bình Phước có mua bảo hiểm nông nghiệp thì có được hỗ trợ phí bảo hiểm không và hỗ trợ tối đa bao nhiêu? Mua xong thì những rủi ro gì được bảo hiểm nông nghiệp được hỗ trợ? Xin nhờ ban biên tập giải đáp.  

Cá nhân hộ cận nghèo sản xuất cây cao su có được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp không?

Căn cứ Điều 18 Nghị định 58/2018/NĐ-CP quy định đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ như sau:

1. Cây trồng: Lúa, cao su, hồ tiêu, điều, cà phê, cây ăn quả, rau.

2. Vật nuôi: Trâu, bò, lợn, gia cầm.

3. Nuôi trồng thủy sản: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra.

Ngoài ra tại Điều 19 Nghị định 58/2018/NĐ-CP quy định mức hỗ trợ như sau:

1. Cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo: Hỗ trợ tối đa 90% phí bảo hiểm nông nghiệp.

2. Cá nhân sản xuất nông nghiệp không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo: Hỗ trợ tối đa 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.

3. Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo mô hình sản xuất hợp tác, liên kết, tập trung, quy mô lớn có ứng dụng khoa học công nghệ và các quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường: Hỗ trợ tối đa 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.

Như vậy, bạn sản xuất cây cao su thuộc đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ và sẽ được hỗ trợ tối đa 90% phí bảo hiểm nông nghiệp. 

Những loại rủi ro nào khi sản xuất cây cao su được bảo hiểm nông nghiệp được hỗ trợ?

Theo Điều 20 Nghị định 58/2018/NĐ-CP quy định rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ như sau:

1. Rủi ro thiên tai, bao gồm:

Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần. Thiên tai phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Rủi ro dịch bệnh, bao gồm:

a) Dịch bệnh động vật:

- Dịch bệnh động vật trên cạn: Các bệnh truyền nhiễm của động vật trên cạn theo danh mục bệnh động vật phải công bố dịch (bao gồm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm giữa người và động vật) do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật thú y.

- Dịch bệnh động vật thủy sản: Các bệnh của động vật thủy sản theo danh mục bệnh phải công bố dịch do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật thú y.

b) Dịch hại thực vật: Sinh vật gây hại thực vật có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng, gây hại nghiêm trọng đối với thực vật theo quy định của pháp luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Dịch bệnh phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, đối với những rủi ro về thiên tai bà dịch hại thực vật như trên thì khi bạn trồng, sản xuất cao su sẽ được bảo hiểm được hỗ trợ.

Trân trọng!

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Hồng Công Minh
253 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào