Có được xem trợ giảng là một chức danh nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học công lập không?

Trợ giảng có được xem là một chức danh nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học công lập không? Để làm trợ giảng cần đạt những tiêu chuẩn gì? Chào ban biên tập, em mới tốt nghiệp một trường đại học công lập, bây giờ muốn xin vào trường để làm trợ giảng thì không biết đối với trợ giảng có phải là chức danh nghề nghiệp hay không? Mình phải đạt điều kiện hay tiêu chuẩn gì để làm trợ giảng? Xin được giải đáp. Tôi cảm ơn.

Trợ giảng có được xem là một chức danh nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học công lập không?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp như sau:

Chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm:

1. Giảng viên cao cấp (hạng I)- Mã số: V.07.01.01

2. Giảng viên chính (hạng II)- Mã số: V.07.01.02

3. Giảng viên (hạng III) - Mã số: V.07.01.03

4. Trợ giảng (hạng III) - Mã số: V.07.01.23

Như vậy, đối với trợ giảng được xem là một chức danh nghề nghiệp làm việc trong các cơ sở giáo dục công lập.

Để làm trợ giảng cần đạt những tiêu chuẩn gì?

Theo Khoản 2, Khoản 3 Điều 4 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn của trợ giảng như sau:

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

Có bằng đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công hướng dẫn thực hành, thí nghiệm, thực tập và có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo;

b) Hiểu và thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước;

c) Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học;

d) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh trợ giảng (hạng III).

Theo đó, bạn phải đạt được các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như trên để có thể xin làm trợ giảng trong các cơ sở đại học công lập.

Trân trọng!

Giáo dục đại học
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giáo dục đại học
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin chuyển ngành đào tạo cho sinh viên mới nhất 2023?
Hỏi đáp pháp luật
Chuyên ngành đào tạo của trường đại học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch thi năng khiếu các trường đại học trên cả nước cập nhật mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường đại học tại Hà Nội xét tuyển IELTS kết hợp xét học bạ năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách các ngành đào tạo trình độ đại học có nhu cầu cao về nhân lực năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh năm 2024 dành cho các cơ sở giáo dục đại học?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở giáo dục đại học có bắt buộc phải công bố đề án tuyển sinh không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu lời cảm ơn, lời mở đầu khóa luận tốt nghiệp mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin xét tốt nghiệp đại học chi tiết, mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Học đại học tại chức là gì? Học tại chức mấy năm? Bằng Đại học tại chức có giá trị như bằng đại học chính quy không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giáo dục đại học
Phan Hồng Công Minh
1,131 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giáo dục đại học
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào