Việc tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính đối với Bộ Tài chính quy định như thế nào?

Việc tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính đối với Bộ Tài chính như thế nào? Việc tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính đối với Sở Tài chính được thực hiện như thế nào? Xin hãy giải đáp những vấn đề sau theo quy định mới nhất của luật. Tôi cảm ơn.

Việc tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính đối với Bộ Tài chính như thế nào?

Tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư 40/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/8/2022) quy định việc tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính đối với Bộ Tài chính như sau:

a) Trường hợp văn bản trưng cầu giám định tư pháp gửi đến Bộ Tài chính hoặc gửi đến các đơn vị thuộc Bộ Tài chính (trừ các Tổng cục và tương đương, các đơn vị cấp Cục thuộc Tổng cục và tương đương đóng tại địa phương): Trình tự, thủ tục tiếp nhận văn bản trưng cầu giám định được thực hiện như tiếp nhận văn bản do các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi đến Bộ Tài chính theo quy định tại Quy chế văn thư của Bộ Tài chính và Quy chế làm việc của Bộ Tài chính. Thông tư này hướng dẫn một số nội dung cụ thể như sau:

- Văn phòng Bộ Tài chính thực hiện tiếp nhận văn bản trưng cầu và xử lý văn bản theo quy trình công văn đến để trình Lãnh đạo Bộ xác định cụ thể đơn vị chủ trì trình Bộ cử người thực hiện giám định tư pháp là Vụ Tổ chức cán bộ, đơn vị thuộc Bộ phối hợp xử lý và thời hạn xử lý.

- Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận bản sao hoặc bản điện tử theo phân công của Lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc Bộ được giao phối hợp có trách nhiệm lựa chọn, cử giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc gửi Vụ Tổ chức cán bộ để trình Bộ phê duyệt. Trường hợp từ chối cử người tham gia giám định, các đơn vị thuộc Bộ trực tiếp trình Bộ xem xét, phê duyệt chủ trương và giao đơn vị ký văn bản từ chối cử người tham gia giám định gửi tổ chức, cá nhân trưng cầu giám định (văn bản từ chối phải gửi Vụ Tổ chức cán bộ 01 bản để theo dõi).

- Trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản cử người tham gia giám định tư pháp của đơn vị thuộc Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp, trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt. Việc ký quyết định cử người thực hiện giám định tư pháp thực hiện theo Quy chế làm việc của Bộ Tài chính và quy định về phân cấp quản lý công chức, viên chức tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính.

b) Trường hợp văn bản trưng cầu giám định tư pháp gửi đến Tổng cục hoặc tương đương: Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trưng cầu giám định tư pháp, các đơn vị căn cứ nội dung trưng cầu giám định để lựa chọn và ký văn bản cử giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc. Văn bản cử người phải gửi Bộ Tài chính (Vụ Tổ chức cán bộ) để theo dõi, phối hợp thực hiện.

c) Trường hợp văn bản trưng cầu giám định tư pháp gửi đến các đơn vị cấp Cục thuộc Tổng cục (hoặc tương đương) đóng tại địa phương: Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trưng cầu giám định tư pháp, các đơn vị căn cứ nội dung trưng cầu giám định để lựa chọn và ký văn bản cử giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc. Văn bản cử người phải gửi Tổng cục (hoặc tương đương) và Bộ Tài chính (Vụ Tổ chức cán bộ) để theo dõi, phối hợp thực hiện khi có phát sinh.

d) Trường hợp người trưng cầu giám định tư pháp trưng cầu trực tiếp giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc là cán bộ, công chức thuộc các đơn vị của Bộ Tài chính thì giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc báo cáo đơn vị trực tiếp quản lý để bố trí, tạo điều kiện thực hiện giám định; đơn vị trực tiếp quản lý có văn bản báo cáo Bộ Tài chính (Vụ Tổ chức cán bộ) để theo dõi, phối hợp thực hiện.

đ) Trường hợp từ chối giám định thì phải nêu rõ lý do theo quy định tại khoản 3 Điều 18, Điều 34 Luật Giám định tư pháp, khoản 7, khoản 14 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp hoặc do nội dung yêu cầu giám định không thuộc lĩnh vực tài chính quy định tại Điều 3 Thông tư này, trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trưng cầu giám định, cơ quan, tổ chức được trưng cầu giám định hoặc giám định viên tư pháp, người giám định theo vụ việc phải có văn bản gửi tổ chức, cá nhân trưng cầu giám định tư pháp.

Việc tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính đối với Sở Tài chính được thực hiện như thế nào?

Theo Khoản 2 Điều 10 Thông tư 40/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/8/2022) việc tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính đối với Sở Tài chính được thực hiện như sau:

a) Sở Tài chính phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện việc tiếp nhận trưng cầu giám định theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Luật Giám định tư pháp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.

b) Trường hợp từ chối giám định, giám định viên, người giám định tư pháp theo vụ việc hoặc cơ quan, tổ chức được trưng cầu phải có văn bản gửi người trưng cầu giám định theo quy định của Luật Giám định tư pháp, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp và nêu rõ lý do từ chối nhận trưng cầu giám định theo quy định.

Trân trọng!

Vũ Thiên Ân

Bộ Tài chính
Hỏi đáp mới nhất về Bộ Tài chính
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước do ai bổ nhiệm?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Tài chính ban hành Quy chế hoạt động Cổng thông tin điện tử nội bộ?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư quy định mức phí thẩm định các đồ án quy hoạch của Bộ Tài Chính từ 15/7/2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất sửa đổi Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Bộ Tài chính chủ trì thực hiện?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Bộ Tài chính trong quản lý thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường bồi dưỡng cán bộ tài chính đào tạo bồi dưỡng những đối tượng nào? Hình thức đào tạo bồi dưỡng của Trường bồi dưỡng cán bộ tài chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính có phải là tổ chức thuộc Bộ Tài chính hay không? Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính cấp cho ai?
Hỏi đáp pháp luật
Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính
Hỏi đáp pháp luật
Bộ tài chính có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật ?
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bộ Tài chính
211 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bộ Tài chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào