Xác định nguyên giá tài sản hạ tầng giao thông đường bộ như thế nào?

Nguyên giá tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được xác định như thế nào? Nguyên giá tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được thay đổi trong các trường hợp nào? Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.  

Nguyên giá tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được xác định như thế nào?

Tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 35/2022/TT-BTC có quy định về xác định nguyên giá tài sản hạ tầng giao thông đường bộ như sau:

a) Đối với tài sản hạ tầng giao thông đường bộ hình thành từ mua sắm, đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng kể từ ngày Nghị định số 33/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì nguyên giá tài sản là giá trị mua sắm, quyết toán công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;

b) Trường hợp tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được đầu tư xây dựng mới, hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán thì sử dụng nguyên giá tạm tính để ghi sổ kế toán. Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau: giá trị đề nghị quyết toán; giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A-B; giá trị dự toán của dự án đã được phê duyệt. Khi dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán, cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện điều chỉnh giá trị đã ghi sổ theo quy định của pháp luật về kế toán;

c) Đối với tài sản hạ tầng giao thông đường bộ tiếp nhận từ việc được giao, điều chuyển thì nguyên giá tài sản được xác định trên cơ sở nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản;

d) Đối với tài sản hạ tầng giao thông đường bộ hiện có trước ngày Nghị định số 33/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành nhưng chưa thực hiện xác định giá trị để ghi sổ kế toán tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định số 33/2019/NĐ-CP thì việc xác định nguyên giá để ghi sổ kế toán được thực hiện như sau:

Nguyên giá của tài sản

=

Đơn giá tài sản hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại Bảng giá (tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này)

x

Số lượng (khối lượng) tài sản hạ tầng giao thông đường bộ thực tế được giao quản lý

đ) Đối với tài sản hạ tầng giao thông đường bộ khi kiểm kê phát hiện thừa (chưa được theo dõi hiện vật hoặc giá trị trên sổ kế toán) thì căn cứ vào nguồn gốc của tài sản để xác định nguyên giá của tài sản theo các quy định tương ứng tại các điểm a, b, c và d khoản này.

Nguyên giá tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được thay đổi trong các trường hợp nào?

Tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 35/2022/TT-BTC có quy định về các trường hợp nguyên giá tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được thay đổi như sau:

a) Đánh giá lại giá trị tài sản theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;

b) Thực hiện nâng cấp, mở rộng tài sản theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;

c) Lắp đặt thêm hoặc tháo dỡ một hay một số bộ phận của tài sản;

d) Bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác trừ trường hợp tài sản đã được khắc phục sự cố theo quy định pháp luật về bảo trì đường bộ và trường hợp xử lý tài sản theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 33/2019/NĐ-CP.

Ngoài  ra tại Khoản 3 Điều này còn có quy định như sau:

3. Khi phát sinh việc thay đổi nguyên giá tài sản hạ tầng giao thông đường bộ, cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện lập Biên bản ghi rõ căn cứ thay đổi nguyên giá và xác định lại chỉ tiêu nguyên giá tài sản. Việc xác định các chỉ tiêu giá trị còn lại, hao mòn lũy kế, thời gian sử dụng còn lại thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này để tính hao mòn tài sản (nếu có) làm cơ sở điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán tài sản vào ngày 31 tháng 12 của năm đó theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này.

Trân trọng!

Huỳnh Minh Hân

Giao thông đường bộ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giao thông đường bộ
Hỏi đáp pháp luật
Phân loại đường giao thông nông thôn như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khổ giới hạn đường bộ là gì? Mức phạt xe quá khổ giới hạn là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng lòng đường như thế nào cho đúng quy định của pháp luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định về quản lý phương tiện cơ giới nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được tự ý thực hiện hành vi độ xe không? Hành vi độ xe mô tô, xe gắn máy bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian nghỉ giữa 2 lần lái xe liên tục đối với tài xế lái xe là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cập nhật: 56 tuyến phố cấm đỗ xe máy, xe ô tô trên vỉa hè, lòng đường tại Hà Nội?
Hỏi đáp Pháp luật
Sửa đổi 03 mẫu đơn về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngày 01/01/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều khiển xe đi vào làn thu phí tự động khi không đủ điều kiện bị xử lý như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giao thông đường bộ
220 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giao thông đường bộ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào