Tiền bảo hiểm xã hội doanh nghiệp được chậm đóng bao nhiêu ngày?

Doanh nghiệp được chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội bao nhiêu ngày? Doanh nghiệp chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội thì bị phạt bao nhiêu tiền? Chào Ban biên tập, tôi có điều này cần được giải đáp. Đóng tiền bảo hiểm xã hội hàng tháng là nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Nhưng mà trong tháng này công ty tôi làm ăn không được ổn lắm nên kinh tế có hơi khó khăn. Tôi đang lo là không có đủ chi phí để trả tiền bảo hiểm xã hội trong tháng này vì vậy tôi muốn hỏi có thể đóng chậm tiền bảo hiểm xã hội có được không? Rất mong Ban biên tập giải đáp vấn đề này giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn.

Doanh nghiệp được chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội bao nhiêu ngày?

Căn cứ Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

5. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật.

6. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.

7. Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

8. Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Tại Khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội được quy định:

3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Như vậy, việc doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội là hành vi bị nghiêm cấm. Doanh nghiệp nếu có chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội thì chỉ có thể chậm đóng trong vòng 29 ngày, vượt thời hạn 29 ngày thì ngoài bị xử lý vi phạm ra còn phải đóng thêm cả tiền lãi.

Doanh nghiệp chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Khoản 5 và Khoản 10 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp như sau:

5. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

b) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng;

d) Chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.

10. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, 6, 7 Điều này;

b) Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5, 6, 7 Điều này từ 30 ngày trở lên.

Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:

1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Do đó, doanh nghiệp chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội thì sẽ bị phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng. Ngoài ra còn có hình thức phạt bổ sung buộc doanh nghiệp đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc và nộp khoản tienf lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội.

Trân trọng!

Vũ Thiên Ân

Doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ có được miễn tiền chậm nộp thuế hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp nào khi có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng đáp ứng điều kiện của các mức hỗ trợ?
Hỏi đáp Pháp luật
Phát triển doanh nghiệp công nghệ cao có phải là nhiệm vụ chủ yếu của phát triển công nghệ cao trong công nghiệp tập trung?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty có được quyền rút phần vốn góp hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đang tham gia tố tụng mà doanh nghiệp bị giải thể thì xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là gì? Các sản phẩm đổi mới sáng tạo xuất xứ Việt Nam được hưởng ưu đãi khi đáp ứng các điều kiện nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có thể đăng ký ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi thay đổi loại hình doanh nghiệp thì có cần ký lại hợp đồng lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Những tiêu chí nào để xác định doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp sử dụng một mã số mã vạch cho nhiều sản phẩm hàng hóa của mình có được hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp
388 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Doanh nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào