Người khuyết tật và người bình thường có độ tuổi nhập học giống nhau?

Độ tuổi nhập học của người khuyết tật giống với người bình thường không? Giáo dục người khuyết tật có những phương thức nào? Chào Ban biên tập, tôi có thắc mắc này cần được giải đáp. Tôi có một bé trai năm nay 5 tuổi nhưng bé bị chậm phát triển trí tuệ. Sang năm sau là bé phải vào lớp 1 mà tôi sợ bé chậm nên không thể theo kịp bạn bè cùng trang lứa. Tôi không biết là bé nhà tôi thuộc trường hợp như vậy thì có thể nhập học muộn hơn so với những bé khác được không ạ? Rất mong được giải đáp vấn đề này, tôi cảm ơn ạ.

Độ tuổi nhập học của người khuyết tật giống với người bình thường không?

Theo Khoản 2 Điều 27 Luật người khuyết tật 2010 giáo dục đối với người khuyết tật có quy định:

2. Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.

Tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC quy định ưu tiên nhập học cho người khuyết tật:

Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung là 3 tuổi.

Như vậy, độ tuổi nhập học của người khuyết tật có thể cao hơn hoặc bằng người bình thường với người bình thường. Trường hợp của bạn thì bé nhà bạn được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung là 3 tuổi, còn nếu bạn không muốn thì bạn có thể tham khảo và lựa chọn những phương thức giáo dục phù hợp với bé của bạn.

Giáo dục người khuyết tật có những phương thức nào?

Căn cứ Điều 28 Luật người khuyết tật 2010 phương thức giáo dục người khuyết tật được quy định:

1. Phương thức giáo dục người khuyết tật bao gồm giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt.

2. Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật.

Giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt được thực hiện trong trường hợp chưa đủ điều kiện để người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập.

3. Người khuyết tật, cha, mẹ hoặc người giám hộ người khuyết tật lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp với sự phát triển của cá nhân người khuyết tật. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để người khuyết tật được học tập và phát triển theo khả năng của cá nhân.

Nhà nước khuyến khích người khuyết tật tham gia học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập.

Do đó, phương thức giáo dục người khuyết tật gồm giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt.

Trân trọng!

Người khuyết tật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người khuyết tật
Hỏi đáp Pháp luật
Người khuyết tật nhẹ có được hưởng chế độ gì không? Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng người khuyết tật nặng?
Hỏi đáp Pháp luật
Quán ăn từ chối phục vụ người khuyết tật thì có bị xử phạt hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người khuyết tật được thi bằng lái xe B1 số tự động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm vụ và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai thông tin của người khuyết tật mới nhất là mẫu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Xe mô tô ba bánh chuyên dùng cho người khuyết tật có được miễn lệ phí đăng ký, cấp biển số không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người khuyết tật có được học nghề miễn phí không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu mức độ khuyết tật? Người khuyết tật sống tại hộ gia đình được hưởng mức trợ cấp xã hội hàng tháng là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Không tham khảo ý kiến của người lao động là người khuyết tật khi có những quyết định liên quan quyền và lợi ích của họ bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người khuyết tật
262 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người khuyết tật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào