Mẫu báo cáo đánh giá an toàn (vận hành thiết bị chiếu xạ) thế nào?

Mẫu báo cáo đánh giá an toàn (vận hành thiết bị chiếu xạ) như thế nào? Mẫu báo cáo đánh giá an toàn (xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng) thế nào? Xin cảm ơn!

Mẫu báo cáo đánh giá an toàn (vận hành thiết bị chiếu xạ) như thế nào?

Căn cứ Mẫu 06 Mục 2 Phụ lục V Yêu cầu bảo đảm an ninh đối với nguồn phóng xạ và vận chuyển vật liệu hạt nhân ban hành kèm theo 

Mẫu số 06

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ AN TOÀN

(Vận hành thiết bị chiếu xạ)

Phần I. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép

1. Thông tin về tổ chức, cá nhân

- Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép: …………………………………………

- Địa chỉ trụ sở chính; địa chỉ liên lạc (nếu khác địa chỉ trụ sở chính): ………………

- Số điện thoại; số Fax; E-mail: ………………………………………………………….

- Địa chỉ nơi tiến hành công việc bức xạ: ……………………………………………….

2. Thông tin về người đứng đầu

- Họ tên: …………………………………………………………………………………….

- Chức vụ: ………………………………………………………………………………….

- Địa chỉ liên lạc; số điện thoại; số Fax; E-mail: ……………………………………….

3. Thông tin về người phụ trách an toàn

- Họ tên: …………………………………………………………………………………….

- Địa chỉ liên lạc; số điện thoại; E-mail: ………………………………………………….

- Trình độ chuyên môn: …………………………………………………………………….

- Chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ (số giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ, nơi cấp và ngày cấp giấy chứng nhận): ……………………………………………………………….

- Chứng chỉ nhân viên bức xạ (số chứng chỉ, nơi cấp, ngày cấp): …………………….

Phần II. Tổ chức quản lý

1. Sơ đồ tổ chức và vị trí các phòng ban, đơn vị của cơ sở trực tiếp tiến hành công việc bức xạ.

2. Liệt kê các văn bản pháp luật liên quan được áp dụng làm căn cứ, bao gồm:

- Luật Năng lượng nguyên tử;

- Nghị định, nghị quyết của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ liên quan;

3. Danh mục hồ sơ cần lưu giữ; biện pháp và phân công trách nhiệm lập, quản lý, lưu giữ và cập nhật hồ sơ liên quan.

Phần III. Các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ

1. Mô tả công việc bức xạ:

- Mô tả mục đích công việc bức xạ;

- Mặt bằng khu vực tiến hành công việc bức xạ;

- Sơ đồ khu vực kiểm soát an ninh.

2. Mô tả các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ:

- Cách thức thiết lập khu vực kiểm soát, khu vực giám sát và biện pháp kiểm soát người ra vào khu vực này (kiểm soát hành chính, sử dụng các rào chắn, biển cảnh báo, tín hiệu cảnh báo);

- Thuyết minh các biện pháp che chắn bức xạ, thiết kế phòng chiếu xạ;

- Thuyết minh các trang thiết bị bảo hộ cá nhân và các thiết bị, hệ thống kiểm soát quá trình chiếu xạ, bao gồm:

+ Thiết bị đo suất liều bức xạ xách tay để kiểm soát an toàn trong quá trình vận hành thiết bị chiếu xạ;

+ Thiết bị theo dõi suất liều bức xạ cố định lắp đặt cố định bên trong và bên ngoài phòng chiếu xạ (áp dụng đối với các cơ sở chiếu xạ công nghiệp);

+ Hệ thống khóa liên động tại phòng chiếu xạ, có biện pháp cho phép dừng khẩn cấp quá trình chiếu xạ từ trong phòng chiếu xạ và trong phòng điều khiển;

+ Cơ chế cho phép dừng chiếu xạ từ bàn điều khiển và phòng chiếu xạ trong trường hợp khẩn cấp.

- Mô tả quy định về việc ghi nhật ký tiến hành công việc bức xạ;

- Đối với trường hợp vận hành thiết bị chiếu xạ trong y tế: Mô tả chương trình bảo đảm chất lượng trong điều trị.

3. Mô tả biện pháp bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ (áp dụng với thiết bị chiếu xạ sử dụng nguồn phóng xạ)

- Phân loại nguồn phóng xạ theo QCVN 6:2010/BKHCN - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ;

- Phân loại nguồn phóng xạ theo nhóm an ninh theo Phụ lục I của Nghị định này;

- Các biện pháp bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ theo yêu cầu liên quan tại Phụ lục I của Nghị định này.

Phần IV. Kiểm soát liều chiếu xạ nghề nghiệp và sức khỏe nhân viên bức xạ

- Nêu rõ quy định nội bộ về việc sử dụng liều kế cá nhân; tần suất đo, đơn vị cung cấp dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân; cách thức lập và quản lý hồ sơ liều chiếu xạ cá nhân của nhân viên bức xạ; quy định về việc thông báo kết quả đo liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ;

- Liệt kê danh sách nhân viên bức xạ được đo liều chiếu xạ cá nhân;

- Nêu rõ quy định về kiểm tra sức khỏe khi tuyển dụng và kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân viên bức xạ; tần suất kiểm tra.

Phần V. Các tài liệu kèm theo

- Sơ đồ mặt bằng tổng thể nơi công việc bức xạ được tiến hành; bản vẽ thiết kế xây dựng phòng lắp đặt, vận hành thiết bị chiếu xạ;

- Bản sao quyết định bổ nhiệm người phụ trách an toàn;

- Bản sao hợp đồng dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân;

- Nội quy an toàn bức xạ; quy trình vận hành thiết bị chiếu xạ; quy trình bảo dưỡng thiết bị chiếu xạ.

Mẫu báo cáo đánh giá an toàn (xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng) thế nào?

Căn cứ Mẫu 07 Mục 2 Phụ lục V Yêu cầu bảo đảm an ninh đối với nguồn phóng xạ và vận chuyển vật liệu hạt nhân ban hành kèm theo 

Mẫu số 07

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ AN TOÀN

(Xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng)

Phần I. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép

1. Thông tin về tổ chức, cá nhân

- Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép: ………………………………………….

- Địa chỉ trụ sở chính; địa chỉ liên lạc (nếu khác địa chỉ trụ sở chính): ………………..

- Số điện thoại; Số Fax; E-mail: ……………………………………………………………

- Địa chỉ nơi tiến hành công việc bức xạ: …………………………………………………

2. Thông tin về người đứng đầu

- Họ tên: …………………………………………………………………………………….

- Chức vụ: ………………………………………………………………………………….

- Địa chỉ liên lạc; số điện thoại; số Fax; E-mail: ……………………………………….

3. Thông tin về người phụ trách an toàn

- Họ tên: …………………………………………………………………………………….

- Địa chỉ liên lạc; số điện thoại; E-mail: ………………………………………………….

- Trình độ chuyên môn: …………………………………………………………………….

- Chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ (số giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ, nơi cấp và ngày cấp giấy chứng nhận).

- Chứng chỉ nhân viên bức xạ (số chứng chỉ, nơi cấp, ngày cấp).

Phần II. Tổ chức quản lý

1. Sơ đồ tổ chức và vị trí các phòng ban, đơn vị của cơ sở trực tiếp tiến hành công việc bức xạ.

2. Liệt kê các văn bản pháp luật liên quan được áp dụng làm căn cứ, bao gồm:

- Luật Năng lượng nguyên tử;

- Nghị định, nghị quyết của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ liên quan.

3. Danh mục hồ sơ cần lưu giữ; biện pháp và phân công trách nhiệm lập, quản lý, lưu giữ và cập nhật hồ sơ liên quan.

Phần III. Các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ

1. Mô tả nơi xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng

Vị trí nơi xử lý và nơi lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng; chỉ rõ vị trí các khu vực làm việc xung quanh vị trí nơi xử lý và nơi lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.

2. Mô tả các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ

- Thông số thiết kế về số lượng, loại nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ và tổng hoạt độ sẽ được lưu giữ;

- Cách thức kiểm soát đối với nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, kiện chất thải phóng xạ, bao gồm: Cách thức lập hồ sơ quản lý cho từng nguồn phóng xạ, từng kiện chất thải phóng xạ; quy định về kiểm kê, kiểm tra định kỳ các nguồn phóng xạ, kiện chất thải phóng xạ; quy trình tiếp nhận, khai báo nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, chất thải phóng xạ;

- Biện pháp bảo vệ chống chiếu ngoài và chiếu trong, bao gồm: Phân vùng làm việc kết hợp giữa mức độ nguy hiểm chiếu ngoài và mức độ nguy hiểm chiếu trong, các biện pháp kiểm soát người ra vào các khu vực này (biện pháp hành chính, sử dụng các rào chắn, biển cảnh báo, tín hiệu cảnh báo); thiết kế kho lưu giữ, các vị trí lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ (thuyết minh tính toán che chắn bức xạ, thiết kế các bề mặt làm việc để hạn chế nhiễm bẩn bề mặt, thông số thiết kế của hệ thống thông gió, mô tả biện pháp bảo đảm chất phóng xạ không bị rò rỉ); các trang thiết bị bảo hộ cá nhân và các dụng cụ để thao tác với nguồn phóng xạ.

3. Mô tả biện pháp bảo đảm an ninh

- Phân loại nguồn phóng xạ theo QCVN 6:2010/BKHCN - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ;

- Phân loại nguồn phóng xạ theo nhóm an ninh theo Phụ lục I của Nghị định này;

- Các biện pháp bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ theo yêu cầu tại Phụ lục I của Nghị định này.

4. Kiểm soát liều chiếu xạ nghề nghiệp và sức khỏe nhân viên bức xạ

- Nêu rõ quy định nội bộ về việc sử dụng liều kế cá nhân; tần suất đo, đơn vị cung cấp dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân; cách thức lập và quản lý hồ sơ liều chiếu xạ cá nhân của nhân viên bức xạ; quy định về việc thông báo kết quả đo liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ;

- Liệt kê danh sách nhân viên bức xạ được đo liều chiếu xạ cá nhân;

- Nêu rõ quy định về kiểm tra sức khỏe khi tuyển dụng và kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân viên bức xạ; tần suất kiểm tra.

Phần IV. Các tài liệu kèm theo

- Sơ đồ mặt bằng tổng thể nơi công việc bức xạ được tiến hành; bản vẽ thiết kế xây dựng kho lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng;

- Bản sao quyết định bổ nhiệm người phụ trách an toàn;

- Bản sao hợp đồng dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân;

- Nội quy an toàn bức xạ; quy trình quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tạ Thị Thanh Thảo
407 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào