Xe kinh doanh vận tải không lắp camera bị xử phạt thế nào?

Xe kinh doanh vận tải không lắp camera bị xử phạt như thế nào? Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi phù hiệu xe trong trường hợp nào? Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách du lịch bằng xe ô tô có được đón trả khách ngoài địa điểm trong hợp đồng vận chuyển không? Tôi hiện đang kinh doanh dịch vụ vận tải và nghe nói từ đầu năm 2022, xe kinh doanh vận tải không lắp camera sẽ bị xử phạt. Xin hỏi, có đúng vậy không? Nếu có, mức xử phạt thế nào? Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi phù hiệu xe trong trường hợp nào?

Xe kinh doanh vận tải không lắp camera bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ như sau:

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không sử dụng thẻ nhận dạng lái xe để đăng nhập thông tin theo quy định hoặc sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của lái xe khác để đăng nhập thông tin khi điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa;
b) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera) hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh của người lái xe trong quá trình điều khiển xe tham gia giao thông theo quy định hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác làm sai lệch dữ liệu của camera lắp trên xe ô tô.

Kể từ ngày 01/01/2022, việc điều khiển xe ôtô kinh doanh vận tải hàng hóa không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera) hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh của người lái xe trong quá trình điều khiển xe tham gia giao thông theo quy định sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Xe kinh doanh vận tải không lắp camera (Hình từ Internet)

Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi phù hiệu xe trong trường hợp nào?

Tại khoản 2, khoản 10 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô quy định về quản lý sử dụng, cấp, cấp lại và thu hồi phù hiệu, biển hiệu như sau:

2. Thời hạn có giá trị của phù hiệu
a) Phù hiệu cấp cho xe ô tô kinh doanh vận tải, phù hiệu cấp cho xe trung chuyển có giá trị 07 năm hoặc theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải (thời gian đề nghị trong khoảng từ 01 năm đến 07 năm) và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện;
b) Phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” cấp cho các xe tăng cường giải tỏa hành khách trong các dịp Tết Nguyên đán có giá trị không quá 30 ngày; các dịp Lễ, Tết dương lịch và các kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng có giá trị không quá 10 ngày.
10. Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu một trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi phù hiệu, biển hiệu đối với tất cả phương tiện của đơn vị kinh doanh vận tải khi đơn vị kinh doanh vận tải bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải;
b) Thu hồi phù hiệu, biển hiệu của phương tiện vi phạm đối với trường hợp khi trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của mỗi phương tiện trong 01 tháng cho thấy có từ 05 lần vi phạm tốc độ/1000 km xe chạy (không tính các trường hợp vi phạm tốc độ từ 05 km/h trở xuống);
c) Thu hồi phù hiệu của các xe ô tô kinh doanh vận tải theo tuyến cố định khi doanh nghiệp, hợp tác xã không hoạt động kinh doanh vận tải trên tuyến trong thời gian 60 ngày liên tục.

Phù hiệu của xe ôtô kinh doanh vận tải có thời hạn là 07 năm, phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” cấp cho các xe trong dịp Tết Nguyên đán có giá trị không quá 30 ngày; các dịp Lễ, Tết dương lịch và các kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng có giá trị không quá 10 ngày. Đơn vị kinh doanh vận tải có thể bị thu hồi phù hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp theo quy định nêu trên.

Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách du lịch bằng xe ô tô có được đón trả khách ngoài địa điểm trong hợp đồng vận chuyển không?

Tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định đơn vị kinh doanh vận tải hành khách du lịch bằng xe ô tô, đơn vị kinh doanh du lịch, lữ hành và lái xe như sau:

3. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách du lịch bằng xe ô tô, đơn vị kinh doanh du lịch, lữ hành và lái xe
a) Chỉ được ký hợp đồng vận chuyển với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe; chỉ được đón, trả khách theo đúng địa điểm trong hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng lữ hành đã ký kết;
b) Không được gom khách, đón khách ngoài danh sách đính kèm theo hợp đồng đã ký do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp; không được xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe, không được bán vé hoặc thu tiền đối với từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức;
c) Trường hợp sử dụng xe ô tô để vận chuyển khách du lịch có điểm đầu và điểm cuối của chuyến đi không nằm trong phạm vi của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không được đón, trả khách thường xuyên lặp đi lặp lại hàng ngày tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc tại một địa điểm cố định khác do đơn vị kinh doanh vận tải thuê, hợp tác kinh doanh;
d) Trong thời gian một tháng, mỗi xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có điểm đầu và điểm cuối của chuyến đi không nằm trong phạm vi của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không được thực hiện quá 30% tổng số chuyến của xe đó có điểm đầu trùng lặp và điểm cuối trùng lặp, phạm vi trùng lặp được tính tại một địa điểm hoặc tại nhiều địa điểm nằm trên cùng một tuyến phố (một tuyến đường), ngõ (hẻm) trong đô thị; việc xác định điểm đầu, điểm cuối trùng lặp được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe và hợp đồng vận chuyển đã ký kết.

Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách du lịch bằng xe ô tô sẽ không được phép đón trả khách ở ngoài địa điểm trong hợp đồng vận chuyển.

Trân trọng!

Nguyễn Minh Tài

Kinh doanh vận tải
Xe ô tô kinh doanh vận tải
Vận tải
Không lắp camera
Kinh doanh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kinh doanh vận tải
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện áp dụng thuế suất 0% đối với vận tải quốc tế là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ô tô kinh doanh vận tải của doanh nghiệp tạm dừng lưu hành có phải trả phí đường bộ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ô tô gia đình có bắt buộc lắp hộp đen không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ cấp đổi lại biển đổi biển vàng sang biển trắng gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách các cửa khẩu, tuyến đường vận tải hành khách ASEAN kể từ ngày 01/3/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Dừng kinh doanh vận tải có phải đổi biển số xe?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đứng đầu đơn vị kinh doanh vận tải có phải chịu trách nhiệm khi có lái xe gây tai nạn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà xe bị tước phù hiệu xe kinh doanh vận tải với những lỗi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty kinh doanh vận tải hành khách không thực hiện việc truyền các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Các hình thức kinh doanh vận tải đường thủy nội địa?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kinh doanh vận tải
603 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Kinh doanh vận tải Xe ô tô kinh doanh vận tải Vận tải Không lắp camera Kinh doanh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào