Triệt sản có phải là nghĩa vụ của chồng không? Vợ ép chồng triệt sản thì bị xử lý như nào?

Triệt sản có phải là nghĩa vụ của chồng hay không? Vợ ép chồng triệt sản thì bị xử lý như nào? Chào Luật sư, có vấn đề này tôi cần được giải đáp. Chuyện là dịch Covid làm kinh tế nhà tôi bị đi xuống rất nhiều nhưng vô tình nhà tôi lại đón thêm thành viên mới. Nhưng bởi vì kinh tế eo hẹp không thể chăm lo đủ cho cả nhà vì thế vợ tôi lúc nào cũng cáu gắt và nói mãi về vấn đề là cô ấy đã bảo tôi đi triệt sản sau khi có bé thứ 2 đi nhưng tôi không làm. Từ lúc biết tin có bé thứ 3 vợ tôi liên tục ép tôi đi triệt sản để không còn cơ hội nào có thêm bé thứ 4 nữa cả. Cho tôi hỏi là triệt sản có phải là nghĩa vụ của chồng hay không và hành vi ép chồng đi triệt sản của vợ tôi thì bị xử lý như nào?

Triệt sản có phải là nghĩa vụ của chồng hay không?

Căn cứ Khoản 3 Điều 18 Luật Bình đẳng 2006 có quy định về bình đẳng giới trong gia đình:

1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

2. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.

3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.

4. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.

5. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.

Như vậy, theo quy định trên thì triệt sản không phải là nghĩa vụ của chồng. 

Vợ ép chồng triệt sản thì bị xử lý như nào?

Theo Điểm b Khoản 2 và Khoản 5 Điều 13 Nghị định 125/2021/NĐ-CP các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến gia đình được quy định:

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

b) Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên trong gia đình thuộc một giới nhất định.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc xin lỗi công khai người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này (trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu);

b) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý đối với hành vi quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này trong trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần cho người bị xâm phạm;

c) Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Do đó, hành vi vợ ép chồng triệt sản có thể bị phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng, đồng thời, áp dụng cùng với biện pháp khắc phục hậu quả trên.

Trân trọng!

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

878 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào