Đăng ký hành nghề luật sư là tư cách cá nhân thủ tục ra sao?

Đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân thủ tục ra sao? Trách nhiệm quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư? Phạm vi hành nghề của luật sư nước ngoài được quy định như thế nào? 

Đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân thủ tục ra sao?

Thủ tục đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hữu Thắng, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến về luật sư và hành nghề luật sư tại Việt Nam. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, thủ tục đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Theo quy định tại Điều 50 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi Khoản 20 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 thì thủ tục đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân được quy định cụ thể như sau:

- Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân đăng ký hành nghề tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên.

Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải có Đơn đề nghị đăng ký hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành, kèm theo hồ sơ gửi Sở Tư pháp.

Hồ sơ gồm có:

+ Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư;

+ Bản sao Hợp đồng lao động ký kết với cơ quan, tổ chức.

- Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hành nghề luật sư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại, khiếu kiện theo quy định của pháp luật.

- Luật sư được hành nghề với tư cách cá nhân kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hành nghề luật sư. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hành nghề luật sư, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải gửi thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hành nghề luật sư cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên.

- Trường hợp luật sư chuyển Đoàn luật sư thì phải thông báo cho Sở Tư pháp nơi đã đăng ký hành nghề, nộp lại Giấy đăng ký hành nghề luật sư đã được cấp trước đó và thực hiện thủ tục đăng ký hành nghề với Sở Tư pháp nơi có Đoàn luật sư mà mình chuyển đến. Thủ tục đăng ký thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 50 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi Khoản 20 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012.

Trường hợp luật sư chấm dứt việc hành nghề thì Sở Tư pháp thu hồi Giấy đăng ký hành nghề luật sư.

Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Luật sư 2006.

Trách nhiệm quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư

Trách nhiệm quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Thế Nam. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại TPHCM. Để phục vụ cho nhu cầu công việc, tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Trách nhiệm quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Tôi hy vọng sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! 

Trả lời: Trách nhiệm quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư được quy định tại Điều 83 Luật luật sư 2006 (Điều này được sửa đổi bởi Khoản 32 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) như sau:

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư.

2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Xây dựng, trình Chính phủ quyết định chiến lược phát triển nghề luật sư, ban hành chính sách hỗ trợ cho Đoàn luật sư các tỉnh đặc biệt khó khăn và các chính sách khác hỗ trợ phát triển nghề luật sư;

b) Xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp luật về luật sư;

c) Cấp phép thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư; quy định chương trình khung đào tạo nghề luật sư; quy định chế độ bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư; phối hợp với Bộ Tài chính quy định học phí đào tạo nghề luật sư; quản lý, tổ chức việc bồi dưỡng, đào tạo nghề luật sư;

d) Cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư;

đ) Cấp, thu hồi, gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài;

e) Cấp, thu hồi Giấy phép thành lập tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam;

g) Tổng kết, báo cáo Chính phủ về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư;

h) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư; tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam;

i) Thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề luật sư;

k) Quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về luật sư;

l) Đình chỉ việc kiểm tra, hủy bỏ kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư khi phát hiện vi phạm pháp luật nghiêm trọng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

m) Đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi nghị quyết, quyết định, quy định của Liên đoàn luật sư Việt Nam trái với quy định của Luật này;

n) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư tại địa phương và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Cho phép thành lập Đoàn luật sư; quyết định việc giải thể Đoàn luật sư sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

b) Phê duyệt đề án tổ chức đại hội của Đoàn luật sư;

c) Tổ chức cấp, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam;

d) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức, hoạt động của Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại địa phương;

đ) Đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi những nghị quyết, quyết định, quy định của Đoàn luật sư trái với quy định của Luật này;

e) Định kỳ báo cáo Bộ Tư pháp về tình hình tổ chức luật sư và hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại địa phương;

g) Thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề luật sư tại địa phương;

h) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư tại địa phương.

Trên đây là nội dung quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Luật luật sư 2006.

Phạm vi hành nghề của luật sư nước ngoài được quy định như thế nào?

Phạm vi hành nghề của luật sư nước ngoài được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hữu Nam, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến về luật sư và hành nghề luật sư tại Việt Nam. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, phạm vi hành nghề của luật sư nước ngoài được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Theo quy định tại Điều 76 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi Khoản 30 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 thì phạm vi hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam được quy định cụ thể như sau:

Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được tư vấn pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế, được thực hiện các dịch vụ pháp lý khác liên quan đến pháp luật nước ngoài, được tư vấn pháp luật Việt Nam trong trường hợp có Bằng cử nhân luật của Việt Nam và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tương tự như đối với một luật sư Việt Nam, không được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án Việt Nam.

Trên đây là nội dung tư vấn về phạm vi hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Luật sư 2006.

Trân trọng!

Hành nghề luật sư
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hành nghề luật sư
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thư tư vấn pháp lý bằng Tiếng Anh? Hướng dẫn cách viết thư tư vấn pháp lý bằng Tiếng Anh?
Hỏi đáp Pháp luật
Lợi dụng nghề nghiệp để quan hệ tình cảm nam nữ bất chính với khách hàng có vi phạm quy tắc đạo đức nghề luật sư không?
Hỏi đáp Pháp luật
Muốn hành nghề luật sư thì phải học khối nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam là ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày mùng 10 tháng 10 hằng năm là ngày gì? Người lao động có được nghỉ việc hưởng nguyên lương vào ngày 10 tháng 10 hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người không tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ hành nghề luật sư bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Mạo danh Luật sư để hành nghề luật sư khi không có bằng cấp bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định của pháp luật về phạm vi hành nghề luật sư
Hỏi đáp pháp luật
Quy định xử lý vi phạm hành chính về mức xử phạt đối với hoạt động hành nghề luật sư
Hỏi đáp pháp luật
Hồ sơ đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hành nghề luật sư
262 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hành nghề luật sư
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào