Mục tiêu cụ thể của Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp tầm nhìn đến năm 2045 như nào?

Mục tiêu cụ thể của Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp tầm nhìn đến năm 2045 như thế nào? Hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tầm nhìn đến năm 2045 như nào? Tôi có nhu cầu muốn biết, xin được thông tin tới.

Mục tiêu cụ thể của Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp tầm nhìn đến năm 2045 như thế nào?

Căn cứ Tiết c Tiểu mục 2 Mục II Điều 1 

c) Tầm nhìn đến năm 2045

Giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao của một nước phát triển; trở thành quốc gia phát triển hàng đầu về giáo dục nghề nghiệp trong khu vực ASEAN, bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới, có năng lực cạnh tranh vượt trội ở một số lĩnh vực, ngành, nghề đào tạo.

Hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tầm nhìn đến năm 2045

Theo Tiểu mục 1 Mục III Điều 1 

1. Hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp

- Triển khai hiệu quả Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ giáo dục nghề nghiệp và khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia; thực hiện công nhận lẫn nhau về trình độ và kỹ năng nghề với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là các nước ASEAN-4 và các nền kinh tế G20. Nghiên cứu, bổ sung trình độ cao hơn của giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và xu hướng quốc tế.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp, người sử dụng lao động tích cực tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề, chú trọng đào tạo nghề tại nơi làm việc.

- Đổi mới cơ chế, chính sách nhằm thu hút, tuyển dụng cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý về giáo dục nghề nghiệp ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo đồng thời bảo đảm yếu tố bình đẳng giới.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh đối với nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề trong giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm yếu tố bình đẳng giới. Hoàn thiện chính sách ưu đãi đối với nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp dân tộc nội trú, bán trú; nhà giáo thuộc vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo; nhà giáo giảng dạy cho người khuyết tật; nhà giáo giảng dạy lĩnh vực, ngành, nghề đặc thù. Có chính sách khuyến khích và cơ chế mở, linh hoạt để thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, người có kỹ năng nghề cao và kinh nghiệm thực tiễn nghề nghiệp tham gia đào tạo nghề.

- Nghiên cứu, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách thu hút người học các trình độ giáo dục nghề nghiệp thuộc lĩnh vực, ngành, nghề trọng điểm; ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, sức khỏe...; chính sách đối với người học thuộc các đối tượng đặc thù như người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn, lao động nữ, lao động di cư, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, bộ đội xuất ngũ...; chính sách về bình đẳng giới trong giáo dục nghề nghiệp; chính sách hỗ trợ vay vốn khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên và người lao động qua đào tạo nghề nghiệp.

- Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tự do, người lao động thất nghiệp hoặc có nguy cơ thất nghiệp do tác động của cách mạng công nghiệp, thiên tai, dịch bệnh... được tham gia học nghề. Bổ sung quy định về đào tạo cho người nước ngoài tại Việt Nam.

- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, ban hành chính sách nhằm đẩy mạnh phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp và từng bước phổ cập nghề cho thanh niên.

- Chuẩn hóa các bộ tiêu chuẩn trong giáo dục nghề nghiệp tiếp cận chuẩn của các nước phát triển trong khu vực ASEAN và thế giới.

- Nghiên cứu xây dựng, cơ chế, chính sách khuyến khích đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được công nhận là trường chất lượng cao; hoàn thiện chính sách đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nghề cho các đối tượng đặc thù và lĩnh vực, ngành, nghề đặc thù. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo nghề chất lượng cao.

- Sắp xếp, tổ chức mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, dễ tiếp cận, đa dạng về loại hình, hình thức tổ chức, phân bổ hợp lý về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ, cơ cấu vùng miền, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề nghiệp nhất là nhân lực chất lượng cao. Khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong doanh nghiệp.

- Phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng quốc gia về giáo dục nghề nghiệp tiếp cận “quản lý rủi ro” và đẩy mạnh “hậu kiểm”. Nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, phát huy vai trò người đứng đầu trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ quan quản lý các cấp. Đổi mới công tác thanh tra, kiểm định, đánh giá và công nhận chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Nghiên cứu xây dựng và áp dụng khung bảo đảm chất lượng chất lượng giáo dục nghề nghiệp quốc gia, chương trình đào tạo thuộc các lĩnh vực, ngành, nghề đặc thù. Phát triển đội ngũ kiểm định viên và mạng lưới tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Trân trọng!

Phát triển giáo dục
Hỏi đáp mới nhất về Phát triển giáo dục
Hỏi đáp pháp luật
Đối tượng cá nhân nào có thể thực hiện đầu tư vào lĩnh vực giáo dục?
Hỏi đáp pháp luật
Chính sách của nhà nước trong phát triển giáo dục nghề
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về việc thành lập và hoạt động của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập
Hỏi đáp pháp luật
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có nhiệm vụ gì?
Hỏi đáp pháp luật
Thế nào là trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập?
Hỏi đáp pháp luật
Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Chính sách của nhà nước trong phát triển giáo dục nghề nghiệp
Hỏi đáp pháp luật
Chính sách phát triển giáo dục và đào tạo trong công tác dân tộc được quy định thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập tư thục
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập công lập
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phát triển giáo dục
Phan Hồng Công Minh
316 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phát triển giáo dục
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào