Lăn tay trong hợp đồng công chứng thì sử dụng ngón tay nào?

Lăn tay trong hợp đồng công chứng bằng ngón tay nào? Việc điểm chỉ có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp nào? Chào anh chị cho tôi hỏi ba tôi năm nay đã lớn tuổi, không còn có thể cầm viết để ký được, nay bà tôi có ý định cho tôi mảnh đất và cần lập hợp đồng có công chứng, Anh chị cho tôi hỏi bà tôi sẽ lăn tay trong hợp đồng bằng ngón nào? Nhờ anh chị tư vấn. Cảm ơn anh chị. 

Lăn tay trong hợp đồng công chứng bằng ngón tay nào?

Tại Điều 48 Luật Công chứng 2014 có quy định về ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng như sau:

1. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên.

Trong trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng.

2. Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.

...

Căn cứ theo quy định hiện hành, trong trường hợp bà của bạn không thể ký được thì có thể tiến hành lăn tay (điểm chỉ), khi điểm chỉ sẽ sử dụng ngón trỏ phải.

Việc lăn tay có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp nào?

Tại Khoản 3 Điều 48 Luật Công chứng 2014 có quy định về các trường hợp thực hiện đồng thời việc điểm chỉ và ký như sau:

3. Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sau đây:

a) Công chứng di chúc;

b) Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng;

c) Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.

Như vậy, việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp được liệt kê trên.

Trân trọng!

Hợp đồng công chứng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hợp đồng công chứng
Hỏi đáp Pháp luật
Có được hủy bỏ hợp đồng công chứng mua bán đất không? Hợp đồng công chứng mua bán đất có hiệu lực khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng đã công chứng có huỷ được không? Hủy hợp đồng công chứng có mất phí để thanh toán không?
Hỏi đáp pháp luật
Đất đã cầm có ra công chứng nếu không thực hiện đúng theo HĐ có bị mất đất không
Hỏi đáp pháp luật
Hợp đồng thuê nhà có phải công chứng, chứng thực không?
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền công chứng – chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất
Hỏi đáp pháp luật
Có được hủy hợp đồng chuyển nhượng nhà đất đã công chứng?
Hỏi đáp pháp luật
Hợp đồng mua bán đất đai không công chứng có bị vô hiệu không?
Hỏi đáp pháp luật
Hợp đồng thuê nhà có cần phải công chứng, chứng thực không?
Hỏi đáp pháp luật
Hợp đồng thuê nhà có bắt buộc công chứng?
Hỏi đáp pháp luật
Hợp đồng mua bán nhà không công chứng sẽ vô hiệu
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hợp đồng công chứng
Huỳnh Minh Hân
10,557 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hợp đồng công chứng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào