Người quản trị, điều hành của doanh nghiệp bảo hiểm cần đáp ứng tiêu chuẩn chung nào?

Người quản trị, điều hành của doanh nghiệp bảo hiểm đáp ứng tiêu chuẩn chung nào? Điều kiện để gia hạn thời gian hoạt động của văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm? DN bảo hiểm nhân thọ đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi không đúng quy định bị xử phạt như thế nào?

Người quản trị, điều hành của doanh nghiệp bảo hiểm đáp ứng tiêu chuẩn chung nào?

Chào anh chị tôi đang tìm hiểm các quy định về kinh doanh bảo hiểm, tôi có chút vấn đề mong anh chị giải đáp. Anh chị cho tôi hỏi tiêu chuẩn chung của người quản trị, điều hành doanh nghiệp được quy định như thế nào? Mong anh chị giải đáp giúp tôi, cảm ơn anh chị rất nhiều.

Trả lời:

Tại Khoản 1 Điều 25 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định người quản trị, điều hành của doanh nghiệp bảo hiểm gồm:

- Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty); thành viên Hội đồng quản trị (thành viên Hội đồng thành viên);

- Trưởng Ban kiểm soát; Trưởng Ban kiểm toán nội bộ; kiểm soát viên (đối với trường hợp doanh nghiệp không thành lập Ban kiểm soát);

- Tổng Giám đốc (Giám đốc); Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc);

- Trưởng bộ phận kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ; kế toán trưởng; Giám đốc chi nhánh; Trưởng văn phòng đại diện; người đứng đầu các bộ phận nghiệp vụ; chuyên gia tính toán (đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe); chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán (đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài).

Tại Điều 26 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn chung của người quản trị, điều hành doanh nghiệp bảo hiểm như sau:

- Không thuộc các đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp.

- Trong 03 năm liên tục trước thời điểm được bổ nhiệm:

+ Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm với hình thức bị buộc bãi nhiệm chức danh quản trị, điều hành đã được Bộ Tài chính chấp thuận hoặc buộc đình chỉ chức danh đã được doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài bổ nhiệm;

+ Không bị xử lý kỷ luật dưới hình thức sa thải do vi phạm quy trình nội bộ về khai thác, giám định, bồi thường, kiểm soát nội bộ, quản lý tài chính và đầu tư, quản lý chương trình tái bảo hiểm trong doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hoặc quy trình nghiệp vụ môi giới bảo hiểm, kiểm soát nội bộ, quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

+ Không trực tiếp liên quan đến vụ án đã bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố theo quy định pháp luật tại thời điểm được bổ nhiệm.

Trên đây là quy định về tiêu chuẩn chung của người quản trị, điều hành doanh nghiệp bảo hiểm.

Điều kiện để gia hạn thời gian hoạt động của văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm

Chào anh chị, theo như tôi được biết là văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm có thời gian hoạt động không quá 05 năm. Anh chị cho tôi hỏi để gia hạn hoạt động của văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng những điều kiện nào? Hồ sơ xin gia hạn hoạt động gồm những giấy tờ gì? Mong anh chị giải đáp giúp tôi, cảm ơn anh chị rất nhiều.

Trả lời:

Thời hạn hoạt động của văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam không quá 05 năm và có thể được gia hạn.

Tại Khoản 2 Điều 100 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài muốn gia hạn hoạt động của văn phòng đại diện phải đáp ứng các quy định sau:

- Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam không bị xử phạt vi phạm hành chính từ 200 triệu đồng trở lên về những vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị gia hạn hoạt động;

- Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại thời điểm đề nghị gia hạn hoạt động của văn phòng đại diện.

Hồ sơ gia hạn hoạt động của văn phòng đại diện:

- Văn bản đề nghị gia hạn hoạt động của văn phòng đại diện theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;

- Bản sao công chứng Giấy phép của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài;

- Bản sao công chứng báo cáo tài chính đã được kiểm toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài trong 03 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị gia hạn;

- Lý lịch, bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người dự kiến giữ chức danh Trưởng văn phòng đại diện (đối với trường hợp thay đổi Trưởng văn phòng đại diện).

Trong thời hạn 21 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.

DN bảo hiểm nhân thọ đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi không đúng quy định bị xử phạt như thế nào?

Xin chào, tôi đang tìm hiểu các quy định về hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Tôi có chút thắc mắc như sau: doanh nghiệp bỏa hiểm nhân thọ đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi không đúng quy định có bị xử phạt như thế nào? Mong anh chị giải đáp giúp tôi.

Trả lời: Tại Khoản 2 Điều 62 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe:

- Mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng tổ quốc, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh không hạn chế;

- Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;

- Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ tối đa 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;

- Kinh doanh bất động sản theo quy định tại Luật kinh doanh bất động sản tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;

- Góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.

Tại Khoản 11 Điều 1 Nghị định 48/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 98/2013/NĐ-CP quy định:

"2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Đầu tư ngoài các nguồn vốn được phép đầu tư theo quy định của pháp luật;

b) Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ không theo quy định của pháp luật;

c) Đầu tư quá 30% nguồn vốn đầu tư vào các công ty trong cùng một tập đoàn hay một nhóm công ty có quan hệ sở hữu lẫn nhau theo quy định của pháp luật;

d) Đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu không theo quy định của pháp luật."

Như vậy, đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ không đúng theo quy định thì bị xử phạt từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

Trên đây là quy định về mức xử phạt đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đầu tư vốn nhãn rỗi từ quỹ dự phọng nghiệp vụ không đúng quy định.

Trân trọng!

Lê Bảo Y

Doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp nào khi có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng đáp ứng điều kiện của các mức hỗ trợ?
Hỏi đáp Pháp luật
Phát triển doanh nghiệp công nghệ cao có phải là nhiệm vụ chủ yếu của phát triển công nghệ cao trong công nghiệp tập trung?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty có được quyền rút phần vốn góp hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đang tham gia tố tụng mà doanh nghiệp bị giải thể thì xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là gì? Các sản phẩm đổi mới sáng tạo xuất xứ Việt Nam được hưởng ưu đãi khi đáp ứng các điều kiện nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có thể đăng ký ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi thay đổi loại hình doanh nghiệp thì có cần ký lại hợp đồng lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Những tiêu chí nào để xác định doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp sử dụng một mã số mã vạch cho nhiều sản phẩm hàng hóa của mình có được hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các công việc của kế toán, nhân sự mà doanh nghiệp phải làm tháng 3/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp
396 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Doanh nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào