Có được xin giảm nhẹ hình phạt trên Tòa khi đơn kháng cáo chỉ xin giảm mức bồi thường thiệt hại hay không?

Có được xin giảm nhẹ hình phạt trên Tòa khi đơn kháng cáo chỉ xin giảm mức bồi thường thiệt hại không? Thủ tục kháng cáo được thực hiện như thế nào? Con trai tôi bị uống say gây tai nạn chết người phải đi tù. Vì hoàn cảnh khó khăn nên con tôi viết đơn kháng cáo xin giảm mức bồi thường lên toà phúc thẩm. Nhưng sau nhờ được một người tư vấn thì được biết con tôi có thể được giảm mức phạt thấp hơn. Cho tôi hỏi là con tôi có thể xin giảm nhẹ hình phạt tại phiên toà được không? Xin cảm ơn!

Có được xin giảm nhẹ hình phạt trên Tòa khi đơn kháng cáo chỉ xin giảm mức bồi thường thiệt hại không?

Căn cứ Khoản 1 Điều 342 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị như sau:

1. Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo; người kháng cáo rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo; Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị.

Đồng thời, căn cứ tại Điều 345 Bộ luật trên phạm vi xét xử phúc thẩm như sau:

Tòa án cấp phúc thẩm xem xét phần nội dung của bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết, có thể xem xét các phần khác của bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị.

Theo quy định nêu trên, con bạn có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo trong quá trình xét xử phúc thẩm. Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm có quyền xem xét, quyết định phần kháng cáo bổ sung xin giảm nhẹ hình phạt nhưng phải xem xét một cách thận trọng bảo đảm đúng người đúng tội.

Thủ tục kháng cáo 

Căn cứ Điều 332 Bộ luật trên quy định về thủ tục kháng cáo như sau:

1. Người kháng cáo phải gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm.

Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo, nhận đơn kháng cáo và chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo.

Người kháng cáo có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.

Tòa án cấp phúc thẩm đã lập biên bản về việc kháng cáo hoặc nhận được đơn kháng cáo thì phải gửi biên bản hoặc đơn kháng cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm để thực hiện theo quy định chung.

2. Đơn kháng cáo có các nội dung chính:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;

b) Họ tên, địa chỉ của người kháng cáo;

c) Lý do và yêu cầu của người kháng cáo;

d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.

3. Kèm theo đơn kháng cáo hoặc cùng với việc trình bày trực tiếp là chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) để chứng minh tính có căn cứ của kháng cáo.

Trân trọng!

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tạ Thị Thanh Thảo
1,270 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào