Thông tin - giáo dục - truyền thông về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045?

Thông tin - giáo dục - truyền thông về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 như nào? Cấp nước sạch nông thôn trong Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045? Tôi có nhu cầu tìm hiểu, xin được giải đáp.

Thông tin - giáo dục - truyền thông về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 

Căn cứ Tiểu mục 2 Mục III Điều 1 thông tin - giáo dục - truyền thông như sau:

2. Về thông tin - giáo dục - truyền thông

- Thực hiện hoạt động giáo dục, truyền thông để tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cơ chế, chính sách; thay đổi hành vi, thói quen; sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước; đảm bảo vệ sinh hộ gia đình, vệ sinh cá nhân; hướng dẫn người dân chủ động tích, trữ nước để sử dụng trong mùa khô, thời gian hạn hán, xâm nhập mặn, ngập lụt.

- Đa dạng loại hình truyền thông, kết hợp giữa phương thức truyền thống với ứng dụng công nghệ thông tin, tập trung vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bãi ngang, ven biển, biên giới, hải đảo.

- Chia sẻ thông tin liên quan đến lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; công bố thông tin chất lượng nước sinh hoạt, cảnh báo hiện tượng bất thường về chất lượng nước đối với các nguồn cấp nước sinh hoạt trên địa bàn.

- Tiểu mục 1 Mục III Điều 1 Huy động tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng tích cực tham gia truyền thông nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước.

Cấp nước sạch nông thôn trong Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Theo Tiểu mục 3 Mục III Điều 1 cấp nước sạch nông thôn như sau:

3. Về cấp nước sạch nông thôn

a) Cấp nước sạch tập trung

- Đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung gắn với khai thác, quản lý vận hành theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo an ninh nguồn nước, thích ứng biến đổi khí hậu. Sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước sạch bảo đảm hoạt động hiệu quả, gắn với giám sát quản lý vận hành công trình.

- Đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung quy mô lớn, đồng bộ, liên xã, liên huyện, kết nối với hệ thống cấp nước đô thị ở những nơi phù hợp để đảm bảo công trình hoạt động hiệu quả, bền vững; ưu tiên sử dụng nguồn nước từ hệ thống công trình thủy lợi, hồ chứa, đập dâng cho cấp nước sinh hoạt.

- Nhà nước ưu tiên đầu tư công trình tạo nguồn cấp nước sinh hoạt tại vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước, khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước; hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung cho vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực bãi ngang, ven biển, biên giới, hải đảo.

b) Cấp nước quy mô hộ gia đình

Thực hiện các giải pháp cấp nước quy mô hộ gia đình đối với những vùng gặp khó khăn trong đầu tư công trình cấp nước tập trung hoặc đầu tư công trình cấp nước tập trung không hiệu quả, vùng chưa có khả năng tiếp cận với cấp nước tập trung, nhất là các vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước, vùng sâu, vùng xa vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, trong đó tập trung:

- Đầu tư xây dựng bể trữ nước mưa và các hình thức trữ nước khác phù hợp đặc thù vùng, miền để đảm bảo nhu cầu nước sinh hoạt.

- Nhân rộng áp dụng mô hình thu, xử lý và trữ nước an toàn hộ gia đình; thí điểm áp dụng ki ốt, cây ATM cung cấp nước uống trực tiếp cho cụm dân cư, trường học trong trường hợp khẩn cấp do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh.

- Hướng dẫn kiểm tra, giám sát chất lượng nước quy mô hộ gia đình; sử dụng vật liệu thu, xử lý, trữ nước an toàn hộ gia đình.

c) Cấp nước an toàn và thích ứng với biến đổi khí hậu

- Xây dựng hướng dẫn và triển khai kế hoạch cấp nước an toàn đảm bảo ứng phó thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường công tác giám sát đánh giá thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.

- Chia sẻ nguồn nước và các thông tin liên quan tới nguồn nước giữa các ngành, địa phương phục vụ công tác cấp nước, quản lý, bảo vệ nguồn nước.

- Nâng cao năng lực xét nghiệm chất lượng nước cho các đơn vị cấp nước, đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm và thiết bị xét nghiệm hiện đại phục vụ công tác nội, ngoại kiểm chất lượng nước; năng lực xác định và xử lý sự cố gây gián đoạn, ngưng trệ hiện tượng cấp nước.

- Thiết lập hệ thống kiểm soát, cảnh báo chất lượng, trữ lượng nguồn nước sinh hoạt, kiểm soát ô nhiễm nguồn cấp nước sinh hoạt từ các hoạt động dân sinh, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và có phương án thay thế nguồn nước trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước.

- Xây dựng kế hoạch chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và khắc phục hậu quả thiếu nước sinh hoạt do ảnh hưởng thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng; đảm bảo duy trì tối thiểu nguồn cấp nước sinh hoạt trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh.

d) Quản lý vận hành

- Tổ chức quản lý vận hành công trình cấp nước sạch, công trình thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt theo một số mô hình phù hợp với từng loại hình, vùng miền, hướng đến chuyên nghiệp hóa công tác quản lý vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, bảo đảm công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả, bền vững và nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Rà soát các công trình hiện có không hoạt động và hoạt động kém hiệu quả để có các phương án xử lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn tập trung theo đúng quy định.

- Xây dựng và thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá nước sạch nông thôn; thực hiện bù chéo chi phí trong quản lý vận hành công trình cấp nước; hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật quản lý vận hành công trình sau đầu tư tại các vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước, vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực bãi ngang, ven biển, biên giới và hải đảo.

- Huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý vận hành và bảo vệ công trình cấp nước, công trình thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng” với hỗ trợ chuyên môn, hướng dẫn kỹ thuật của đơn vị chuyên trách.

Trân trọng!

Giáo dục
Hỏi đáp mới nhất về Giáo dục
Hỏi đáp Pháp luật
Học liệu số là gì? Sử dụng học liệu số trong tập huấn qua mạng cần điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch thi JLPT 2024 tại Việt Nam chi tiết? Thời hạn đăng ký dự thi JLPT 2024 tại Việt Nam là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục thiết bị dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong cơ sở giáo dục phổ thông áp dụng năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Văn bằng 1 là gì? Văn bằng 1 gồm những loại bằng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kế hoạch triển khai phong trào cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng chỉ tin học cơ bản là gì? Đối tượng dự thi bằng tin học cơ bản là ai?
Hỏi đáp Pháp luật
06 thủ tục hành chính nội bộ ngành giáo dục mới được ban hành năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu không để tình trạng thiếu sách giáo khoa và tăng giá sách giáo khoa bất hợp lý trước thềm năm học mới?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ GD&ĐT ban hành hướng dẫn thực hiện công tác giáo dục trung học năm học 2023-2024?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định tuổi với người tham gia Hội đồng Chức danh giáo sư
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giáo dục
Phan Hồng Công Minh
251 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giáo dục
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào